Header Ads

Thế Quái - Kiêm Hướng

THẾ QUÁI KIÊM HƯỚNG

     Thế Quái
·         Khi lập tinh bàn (hay trạch vận) của 1 căn nhà thì người ta thường hay gặp phải những căn nhà không thuần hướng (hay chính hướng, tức là hướng nhà nằm tại tâm điểm của 1 trong 24 hướng), mà lại lệch sang bên phải hoặc bên trái. Những trường hợp này còn được gọi là kiêm hướng.

·         Đối với Huyền không phái, nếu những căn nhà (hay phần mộ) tuy bị kiêm hướng, nhưng nếu kiêm dưới 3 độ thì vẫn có thể áp dụng phương pháp lập tinh bàn như bình thường, tức là vẫn lấy những vận tinh tới tọa và hướng, rồi tùy Tam nguyên long của nó là dương hay âm mà xoay chuyển thuận hay nghịch mà thôi. Nhưng nếu một khi mà hướng của căn nhà (hay ngôi mộ) đó kiêm quá 3 độ so với tâm của chính hướng (dù là kiêm sang bên phải hay bên trái) thì cần phải dùng Thế quái (hay số thay thế). Cho nên Thế quái thật ra chỉ là phương pháp dùng số thế cho nhửng trường hợp kiêm hướng nhiều (trên 3 độ).
Tưởng đại Hồng, một danh sư Phong thủy Huyền không dưới thời nhà Minh đã từng nói:  “Xử dụng phép kiêm hướng thì cần phải dùng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT”. Nhưng bí quyết KHÔN-NHÂM-ẤT là gì? Nó chính là 4 câu khẩu quyết trong “Thanh nang áo Ngữ” mà Dương quân Tùng đã viết để nói về cách dùng Thế quái như sau:
      KHÔN-NHÂM-ẤT, Cự môn tòng đầu xuất,
      CẤN-BÍNH-TÂN, vị vị thị Phá Quân,
      TỐN-THÌN-HƠI, tận thị Vũ Khúc vị,
      GIÁP-QUÝ-THÂN, Tham Lang nhất lộ hành.
Có nghĩa là:
-Với 3 hướng KHÔN-NHÂM-ẤT (xin coi lại phần 24 sơn hướng và TAM NGUYÊN LONG) thì dùng sao Cự môn (tức số 2) khởi đầu (tức nhập trung cung rồi xoay chuyển thuận, nghịch).
-Với 3 hướng CẤN-BÍNH-TÂN thì vị trí nào cũng dùng sao Phá Quân (tức sồ 7) nhập trung cung thay thế.
-Với 3 hướng TỐN-THÌN-HỢI thì dùng sao Vũ Khúc (tức số 6) nhập trung cung thay thế.
-Với 3 hướng GIÁP-QUÝ-THÂN thì dùng sao Tham Lang (tức số 1) nhập trung cung thay thế.
Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ, nhà xây và vào ở trong vận 8, nên khi an vận bàn thì có số 3 đến hướng, số 4 đến tọa. Vì kiêm quá 3 độ nên khi an sơn bàn thì không thể lấy số 4 nhập trung cung, nhưng vì số 4 có 3 sơn là THÌN-TỐN-TỴ, đem áp đặt lên phương tọa của căn nhà thì thấy sơn TỐN của số 4 trùng với tọa (tức sơn TÝ) của căn nhà này. Mà theo khẩu quyết của Dương quân Tùng thì nếu sơn TỐN kiêm độ thì phải dùng sao Vũ Khúc tức số 6 thay thế. Do đó khi lập sơn bàn thì phải lấy số 6 nhập trung cung (thay vì số 4). Kế đó mới xét vì TỐN là dương trong TAM NGUYÊN LONG, nên đem 6 vào trung cung rồi xoay theo chiều thuận là 7 tới TÂY BẮC, 8 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC... để có được sơn bàn cho căn nhà này.
Tuy nhiên, vì trên la kinh có tới 24 sơn, trong khi khẩu quyết của Dương quân Tùng chỉ đưa ra 12 sơn trong trường hợp bị kiêm hướng, tức là ông chỉ biên ra có một nửa, còn một nửa không nhắc đến mà chỉ truyền khẩu cho hậu thế. Vì vậy, người nào được truyền đều tự cho là gia bảo, là “bí mật của mọi bí mật” của Phong thủy Huyền Không. Đến cuối đời nhà Minh, khi Khương Diêu đưa cho Tưởng đại Hồng hai ngàn lượng bạc để Tưởng đại Hồng mai táng cho cha, ông mới được họ Tưởng truyền hết khẩu quyết. Nhưng Khương Diêu cũng dấu kín bí mật này, nên không ai có thể biết hay hiểu được những khẩu quyết của Dương quân Tùng, trừ khi được chân truyền mà thôi. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, danh sư Chương trọng Sơn được đích truyền của Huyền không phái mới biên sách để truyền lại cho con cháu, trong đó có nói đến cách dùng Thế quái. Việc này đến tai Thẩm trúc Nhưng, lúc đó cũng đang cố công tìm kiếm, học hỏi về Huyền KHông. Ông bèn bỏ ra một ngàn lạng bạc mượn sách của Chương trọng Sơn trong 1 đêm để ghi chép hết lại. Nhờ vậy mà ông mới biết hết bí quyết của Thế quái mà đặt ra bài “Thế quái ca quyết” sau đây:
      "TÝ, QUÝ tịnh GIÁP, THÂN, Tham Lang nhất lộ hành,
      NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, ngũ vị vi Cự Môn,
      CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, liên TUẤT Vũ Khúc danh,
      DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH, thiên tinh thuyết Phá Quân,
      DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH thượng, Hữu Bật tứ tinh lâm,
      Bản sơn tinh tác chủ, phiên hướng trục hào hành,
      Liêm Trinh quy ngũ vị, chư tinh thuận, nghịch luân,
      Hung, cát tùy thời chuyển, Tham-Phụ bất đồng luận,
      Tiện hữu tiên hiền quyết, không vị kỵ lưu thần,
      Phiên hướng phi lâm BÍNH, thủy khẩu bất nghi ĐINH,
      Vận thế tinh bất cát, họa khởi chí diệt môn,
      Vận vượng tinh cách hợp, bách phúc hựu thiên trinh,
      Suy, vượng đa bằng thủy, quyền ngự giá tại tinh,
      Thủy kiêm tinh cộng đoán, diệu dụng cánh thông linh."
Tạm dịch:
      TÝ, QUÝ cùng GIÁP, THÂN, đi 1 đường với Tham Lang (số 1),
      NHÂM, MÃO, ẤT, MÙI, KHÔN, 5 vị trí dùng sao Cự Môn (số 2),
      CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ, TUẤT liên tiếp dùng sao Vũ Khúc (số 6),
      DẬU, TÂN, SỬU, CẤN, BÍNH là những vị trí của sao Phá Quân (số 7),
      DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH sẽ được sao Hữu Bật bay tới (số 9),
      Sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành,
      Liêm Trinh (số 5) mà tới 5 vị trí này thì phải tính sự thuận, nghịch của các sao.
      Hung, cát chuyển vận tùy theo thời, Tham-phụ sẽ di chuyển trái ngược nhau,
      Theo khẩu quyết của tiên hiền, phải xa lánh tuyến vị Không vong,
      Nếu hướng tinh không ở vị trí BÍNH, thì thủy khẩu không thể ở vị trí ĐINH.
      Gặp lúc thế tinh xấu có thể làm tan cửa nát nhà,
      Lúc thế tinh là vượng tinh thì trăm điều lành sẽ tới,
      Suy hay vượng là căn cứ vào thủy, quyền hành đều do sao quyết định,
      Hợp thủy với sao mà đoán là cách hay nhất để đoán biết mọi việc.
Dựa vào bài “Thế quái ca quyết” đó của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể tóm lược lại như sau:
- TÝ, QUÝ, GIÁP, THÂN dùng số 1 nhập trung.
- KHÔN, NHÂM, ẤT, MÃO, MÙI dùng số 2 nhập trung.
- TUẤT, CÀN, HỢI, THÌN, TỐN, TỴ dùng số 6 nhập trung.
- CẤN, BÍNH, TÂN, DẬU, SỬU dùng số 7 nhập trung.
- DẦN, NGỌ, CANH, ĐINH dùng số 9 nhập trung.
Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta sẽ thấy trong 24 sơn thì chỉ có 13 sơn là dùng Thế quái, còn lại 11 sơn không dùng, cụ thể là:
- Cung KHẢM “NHÂM-TÝ-QUÝ” thuộc Nhất Bạch (Tham Lang), trừ NHÂM dùng Thế quái thành Nhị Hắc (Cự Môn), TÝ-QUÝ vẫn dùng Nhất bạch, tức không dùng Thế quái.
- Cung KHÔN “MÙI-KHÔN-THÂN” thuộc Nhị Hắc (Cự Môn), trừ THÂN dùng Thế quái thành Nhất Bạch (Tham Lang), MÙI-KHÔN vẫn dùng Nhị Hắc, tức không dùng Thế quái.
- Cung CHẤN “GIÁP-MÃO-ẤT” thuộc Tam Bích (Lộc Tồn), nhưng GIÁP dùng Nhất Bạch làm Thế Quái, còn MÃO-ẤT thì dùng Nhị Hắc làm Thế quái.
- Cung TỐN “THÌN-TỐN-TỴ” thuộc Tứ Lục (Văn Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch (Vũ Khúc) làm Thế quái.
- Cung CÀN “TUẤT-CÀN-HỢI” thuộc Lục bạch (Vũ Khúc), nhưng cả 3 đều dùng Lục Bạch tức không dùng Thế quái.
- Cung ĐOÀI “CANH-DẬU-TÂN” thuộc Thất Xích (Phá Quân), trừ CANH dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái, còn DẬU-TÂN vẫn dùng Thất Xích (Phá Quân), nên không dùng Thế quái.
- Cung CẤN “SỬU-CẤN-DẦN” thuộc Bát Bạch (Tả Phù), nhưng SỬU-CẤN dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn DẦN dùng Cửu Tử (Hữu Bật) làm Thế quái.
- Cung LY “BÍNH-NGỌ-ĐINH” thuộc Cửu Tử (Hữu Bật), trừ BÍNH dùng Thất Xích (Phá Quân) làm Thế quái, còn NGỌ-ĐINH vẫn dùng Cửu Tử (Hữu Bật) tức không dùng Thế quái.
Cho nên với bài “Thế quái ca quyết” của Thẩm trúc Nhưng, chúng ta có thể biết sơn nào (trong 24 sơn) có thể dùng Thế quái. Do đó, trở về với thí dụ ở trên, nhà hướng 185 độ (tức tọa TÝ hướng NGỌ kiêm QUÝ-ĐINH 5 độ), nhập trạch trong Vận 8 nên có Vận tinh số 3 tới phía trước (hướng). Nếu chỉ dựa vào 4 câu khẩu quyết của Dương quân Tùng trong “Thanh nang Áo Ngữ” thì chúng ta không biết Vận tinh này có thể dùng Thế quái hay không. Nhưng với bài “Thế quái ca quyết” thì chúng ta thấy số 3 gồm có 3 sơn là GIÁP-MÃO-ẤT, nếu đem áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH nơi đầu hướng của căn nhà này thì sẽ thấy sơn MÃO của số 3 trùng với Hướng (tức sơn NGỌ) của căn nhà. Theo ca quyết thì sơn MÃO dùng Nhị Hắc làm Thế quái, nên lấy số 2 (tức sao Nhị Hắc) nhập trung cung. Vì MÃO thuộc âm (trong Tam nguyên Long), cho nên lấy số 2 nhập trung cung rồi xoay theo chiều “Nghịch” , tức 1 tới TÂY BẮC, 9 tới TÂY, 8 tới ĐÔNG BẮC... Cũng chính vì điều này mà trong ca quyết mới có câu “sao của bản sơn làm chủ, sao của hướng vận hành”. Chữ “làm chủ” ở đây có nghĩa là quyết định sự di chuyển Thuận hay Nghịch, còn “sao của hướng” tức là Thế quái vận hành.
Một trường hợp khác là khi an vận bàn thì vận tinh số 5 sẽ đến tọa hay hướng của 1 căn nhà. Vì số 5 không có phương hướng, cũng không có Thế quái, cho nên khi gặp những trường hợp này thì chỉ cần coi xem phương tọa hay hướng của căn nhà thuộc sơn gì, và là dương hay âm trong Tam nguyên long, rồi vẫn lấy số 5 nhập trung cung mà xoay chuyển THUẬN hay NGHỊCH theo với sơn tọa hoặc hướng của căn nhà mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 185 độ tức là tọa TÝ hướng NGỌ kiêm ĐINH-QUÝ 5 độ, xây xong và vào ở trong vận 1. Nếu an Vận bàn thì lấy số 1 nhập trung cung, xoay theo chiều thuận thì 2 đến TÂY BẮC, 3 đến TÂY, 4 đến ĐÔNG BẮC, 5 đến NAM... Vì nhà này kiêm hướng, nhưng do 5 không có Thế quái, cũng không có phương hướng, nên vẫn dùng hướng chính của căn nhà là hướng NGỌ, thuộc âm trong Tam nguyên Long, nên vẫn lấy số 5 nhập trung cung xoay NGHỊCH mà an Hướng bàn cho căn nhà này.
Một điềm quan trọng khác là có những căn nhà tuy kiêm hướng nhiều, nhưng những vận tinh tới tọa và hướng đều không dùng Thế quái. Về vấn đề này thì nhiều nhà Phong thủy cho là cách cục không tốt, nên dù nhà có đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn có tai họa. Họ cho rằng vì nhà đã kiêm hướng tức là cần phải có Thế quái, nếu như không có thì dù có đắc vượng tinh tới hướng cũng chỉ là miễn cưỡng, hoặc vượng tinh không có đủ uy lực phù trợ cho căn nhà đóï. Nhưng qua thực tế kiểm chứng thì lại thấy những nhà này vẫn phát phúc, công việc và tài lộc của người sống trong nhà vẫn tốt đẹp. Điều này có thể dẫn đến kết luận là dù nhà kiêm hướng, nhưng nếu không có Thế quái mà đắc vượng tinh tới hướng cũng vẫn tốt đẹp như những nhà đắc vượng tinh khác mà thôi. Lấy thí dụ như nhà hướng 320 độ, tức tọa TỐN hướng CÀN kiêm TỴ-HỢI 5 độ, xây và vào ở trong vận 8. Nếu lập Vận bàn thì 8 nhập trung cung, 9 tới TÂY BẮC tức hướng nhà. Bây giờ nếu muốn an Hướng bàn thì trước tiên xem hướng nhà trùng với sơn nào của số 9. Vì nhà hướng CÀN, trùng với sơn NGỌ của số 9. Mà theo bài “Thế quái ca quyết” thì NGỌ vẫn dùng Cửu Tử (tức số 9), tức là không dùng Thế quái. Vì NGỌ thuộc âm trong Tam nguyên Long nên lấy số 9 nhập trung cung xoay NGHỊCH thì 8 đến TÂY BẮC tức đến hướng. Vì đang trong vận 8 mà được hướng tinh 8 tới Hướng nên nhà này thuộc cách đắc vượng tinh tới hướng. Đây là 1 cách tốt, mặc dù là nhà kiêm hướng nhiều mà vẫn không có Thế quái để dùng.
Trong tất cả các phần ở những bài trước, khi phân cung , điểm hướng nhà hay mộ phần, chúng ta toàn sử dụng trong những trường hợp là CHÍNH HƯỚNG. Trong  khi đó , đa phần những trường hợp chúng ta gặp trên thực tế đều là không phải chính hướng. 
Tám cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn và Ðoài còn được chia ra làm 24 sơn tức là mổi cung được chia ra 3 sơn như sau đây: 
1.     Cung Càn (Tây-bắc) có các sơn: 
a.     Tuất: nằm trong giới hạn từ 292.5 đến 307.4 độ. Chính Tuất 300 độ.
b.     Càn: nằm trong giới hạn từ 307.5 đến 322.4 độ. Chính Càn 315 độ .
c.     Hợi: nằm trong giới hạn từ 322.5 đến 337.4 độ. Chính Hợi 330 độ.
2.     Cung Khảm (Bắc) có các sơn: 
a.     Nhâm: nằm trong giới hạn từ 337.5 đến 352.4 độ. Chính Nhâm 345 độ .
b.     Tý: nằm trong giới hạn từ 352.5 đến 7.4 độ. Chính tý 0 độ .
c.     Quý: nằm trong giới hạn từ 7.5 đến 22.4 độ. Chính Quý 15 độ .
3.     Cung Cấn (Ðông-bắc) có các sơn: 
a.     Sửu: nằm trong giới hạn từ 22.5 đến 37.4 độ. Chính Sửu 30 độ .
b.     Cấn: nằm trong giới hạn từ 37.5 đến 52.4 độ. Chính Cấn 45 độ .
c.     Dần: nằm trong giới hạn từ 52.5 đến 67.4 độ. Chính Dần 60 độ .
4.     Cung Chấn (Ðông) có các sơn: 
a.     Giáp: nằm trong giới hạn từ 67.5 đến 82.4 độ. Chính Giáp 75 độ .
b.     Mảo: nằm trong giới hạn từ 82.5 đến 97.4 độ. Chính Mão 90 độ .
c.     Ất: nằm trong giới hạn từ 97.5 đến 112.4 độ. Chính Ất 105 độ .
5.     Cung Tốn (Ðông-nam) có các sơn: 
a.     Thìn: nằm trong giới hạn từ 112.5 đến 127.4 độ. Chính Thìn 120 độ ,
b.     Tốn: nằm trong giới hạn từ 127.5 đến 142.4 độ. Chính Tốn 135 độ .
c.     Tỵ: nằm trong giới hạn từ 142.5 đến 157.4 độ. Chính Tỵ 150 độ .
6.     Cung Ly (Nam) có các sơn: 
a.     Bính: nằm trong giới hạn từ 157.5 đến 172.4 độ. Chính Bính 165 độ .
b.     Ngọ: nằm trong giới hạn từ 172.5 đến 187.4 độ. Chính Ngọ 180 độ .
c.     Ðinh: nằm trong giới hạn từ 187.5 đến 202.4 độ. Chính Đinh 195 độ .
7.     Cung Khôn (Tây-nam) có các sơn: 
a.     Mùi: nằm trong giới hạn từ 202.5 đến 217.4 độ. Chính Mùi 210 độ .
b.     Khôn: nằm trong giới hạn từ 217.5 đến 232.4 độ. Chính Khôn 225 độ .
c.     Thân: nằm trong giới hạn từ 232.5 đến 247.4 độ. Chính Thân 240 độ .
8.     Cung Ðoài (Tây) có các sơn: 
a.     Canh: nằm trong giới hạn từ 247.5 đến 262.4 độ. Chính Canh 255 độ .
b.     Dậu: nằm trong giới hạn từ 262.5 đến 277.4 độ. Chính Dậu 270 độ .
c.     Tân: nằm trong giới hạn từ 277.5 đến 292.4 độ. Chính Tân 285 độ .


Mỗi tọa Sơn hay lập Hướng chỉ chiếm 15 độ. Dùng đường trung tuyến chia đôi thì mỗi nửa của Sơn hay Hướng chỉ chiếm 7,5 độ . Khi lệch với chính hướng nhỏ hơn 3 độ thì ta vẫn coi là chính hướng. Nhưng khi lệch so với chính hướng lớn hơn 3 độ thì lúc này tạp Khí rất nhiều , nên phải thay thế quẻ bằng quẻ khác mới điều chỉnh được Khí quẻ.
Khi phân cung mà gặp trường hợp không được chính hướng ( gọi là nhà kiêm hướng - Sai lệch so với chính hướng từ lớn hơn 3 độ đến  7 độ ), ta phải lập theo một phương pháp đặc biệt gọi là THẾ QUÁI.


B / Quẻ thay thế có 3 trường hợp 

1     1/ Quẻ thay Sơn tinh
2/ Quẻ thay Hướng tinh.
3/ Quẻ thay cả Sơn tinh và Hướng tinh.
Đó là ba trường hợp, đại để là Hướng nếu tìm được sao thay thế thì thay Hướng tinh, nếu không tìm được sao thay thế thì thay Sơn tinh. Đối với trường hợp tìm được sao thay thế cả Sơn lẫn Hướng thì ta thay thế cả 
C/ Có một số sơn, Hướng tuy lệch từ lớn hơn 3 độ đến  7 độ, nhưng khi lập Hướng , hai sao Sơn và Hướng đều không tìm được sao thay thế : 
Người ta vẫn dùng 2 sao Sơn và Hướng cũ , lần lượt nhập trung cung, tuy được vượng Sơn vượng Hướng nhưng vẫn xem là không vượng Sơn vượng Hướng , bởi phạm phải âm - dương sai lệch hoặc phạm vào quẻ xuất Hướng. 
D/ QUẺ THUẦN : 
Dùng quẻ thay kiêm Hướng sẽ xuất hiện 8 trường hợp vô cùng đặc biệt , đó là 8 quẻ thuần. Loại quẻ này phi tinh của Sơn và Hướng chữ nào cũng giống nhau , không hề biến đổi - Đó là quẻ đại hung mà trong 216 cục không có . Quẻ này cũng còn gọi là quẻ phản phục ngâm . 8 quẻ thuần trong 216 cục , chỉ có 6 cục đều phát sinh ở hai cung Khôn và Tốn tại Vận 5. Đặc điểm của 8 quẻ thuần là Càn gặp càn, Tốn gặp Tốn, Cấn gặp Cấn, Khôn gặp Khôn ...., Sơn tinh và Hướng tinh cùng một chữ.
E/ VÌ SAO KIÊM HƯỚNG PHẢI DÙNG QUẺ THAY THẾ :
Kiêm Hướng có 3 trường hợp : 
a/ Kiêm Hướng đồng tính :
 Thiên nguyên long và Nhân nguyên long cùng thuộc tính dương hay âm có thể kiêm dùng.
Tý, Quý, Mão, Ất , Ngọ, Đinh , Dậu , Tân cùng thuộc tính âm nên 2 quẻ kiêm cùng tính âm. Cấn, Dần, Tốn, Tị , Khôn , Thân, Càn , Hợi cùng thuộc tính dương , nên 2 quẻ cùng tính dương.
b/ Kiêm hướng khác tính : 
Thiên nguyên long và Địa nguyên long là âm dương tương kiêm. Tý và Nhâm , Cấn và Sửu, Mão và Giáp, Tốn và Thìn, Ngọ và Bính, Khôn và Mùi , Dậu và Canh, Càn và Tuất là một âm một dương kiêm dùng với nhau.
c/ Kiêm tương quẻ xuất .
Quẻ Khảm và quẻ Cấn là Quý Sửu tương kiêm, quẻ Cấn và quẻ Chấn là Dần Giáp tương kiêm, quẻ Chấn và quẻ Tốn là Ất Thìn tương kie6mque3 Tốn và quẻ Ly là Tị Bính tương kiêm, quẻ Ly và quẻ Khôn là Đinh Mùi tương kiêm, quẻ Khôn và quẻ Đoài là Thân Canh tương kiêm, quẻ Đoài và quẻ Càn là Tân Tuất tương kiêm, quẻ Càn và quẻ Khảm là Hợi Nhâm tương kiêm, 
Ngược lại : Khảm và Càn, Càn và Đoài , Đoài và Khôn, Khôn và Ly, Ly và Tốn, Tốn và Chấn , Chấn và Cấn, Cấn và Khảm cũng là quẻ xuất tương kiêm  . 
Đã là quẻ xuất tương kiêm thì Khí quẻ không thuần , tạo thành tạp khí hỗn loạn , chiêu lấy hung họa. Do vậy mà ta cần phải dùng phương pháp quẻ thay thế để điều chỉnh tạp khí, tránh được hung sát.
Nếu chính hướng không tìm được vượng Sơn vượng Hướng , nhưng có Thành môn thì ta có thể dùng quẻ thay kiêm hướng cho vượng tinh đáo thành môn , thu hút được khí tốt của núi sông .
G/ CÁCH KHỞI THẾ QUÁI .
Bước 1 : Lập vận bàn.
Bước 2 : Xác lập mũi tên ( Chiều ) Sơn và Hướng.
Bước 3 : Nhập trung cung Sơn tinh và Hướng tinh.
Bước 4 : Xác định Tam nguyên long để biết chiều thuận hay nghịch của phi tinh.
Bước 5 : Căn cứ vào Tam nguyên long của Sơn tinh và Hướng tinh, nhìn vào vòng số 6 trên La kinh ( 24 Sơn ) để lấy Thế tinh.
Lưu ý : Âm - Dương phi thuận nghịch lấy theo số của Sơn và Hướng tinh gốc.


Nhắc lại một chút kiến thức Huyền không :
* QUẺ CÀN :
 Tuất Sơn - Địa nguyên long.
Càn Sơn - Thiên nguyên long.
Hợi Sơn - Nhân nguyên long.
* QUẺ KHẢM .
 Nhâm Sơn - Địa nguyên long.
Tý Sơn - Thiên nguyên long.
Quý Sơn - Nhân nguyên long.
* QUẺ CẤN.
 Sửu Sơn - Địa nguyên long.
Cấn Sơn - Thiên nguyên long.
Dần Sơn - Nhân nguyên long.
*QUẺ CHẤN.
 Giáp sơn - Địa nguyên long.
Mão Sơn - Thiên nguyên long.
Ất  Sơn - Nhân nguyên long.
* QUẺ TỐN.
 Thìn Sơn - Địa nguyên long.
Tốn Sơn - Thiên nguyên long.
Tỵ Sơn - Nhân nguyên long.
* QUẺ LY.
 Bính Sơn - Địa nguyên long.
Ngọ Sơn - Thiên nguyên long.
Đinh Sơn - Nhân nguyên long.
* QUẺ KHÔN.
 Mùi Sơn - Địa nguyên long.
Khôn Sơn - Thiên nguyên long.
Thân Sơn - Nhân nguyên long.
* QUẺ ĐOÀI.
 Canh Sơn - Địa nguyên long.
Dậu Sơn - Thiên nguyên long.
Tân Sơn - Nhân nguyên long.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.