Header Ads

TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN (phần 2)

TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN (phần 2)



 Thiên kế thiện - Nhân bẩm thiên địa, mệnh thuộc âm dương, sinh cư phú tái chi nội, tận tại ngũ hành chi trung (con người được bẩm sinh bởi trời đất, mệnh do hai khí âm dương hun đúc, sống trong vòng trời che đất chở, đều tùy thuộc vào khí ngũ hành). Con người sinh ra bởi sô nhị ngũ, như trời đất sinh muôn vật tạo thành hình hài, người là vạn vật chi linh, là chính khí của trời đất mới gọi là người, gồm đủ cả hai khí âm dương và ngũ hành là Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Ngũ hành áp dụng vào cơ thể: Tâm thuộc Hỏa, Phế thuộc Kim, Can thuộc Mộc, Tỳ thuộc Thổ, thận thuộc Thủy. Muốn tìm biết bệnh tật của con người cũng căn cứ theo ngũ hành tương khắc mà xét đoán. - Dục trụ quý tiện, tiện quan nguyệt lệnh hữu đề cương: (muốn biết sang hèn , cần xem nguyệt lệnh vì đó là đề cương). Nguyệt lệnh là đề cương của bát tự, do tiết khí sâu nông mà biết được tai họa. Như trong Dần có dư khí của cấn thổ là 7 ngày rưỡi, Bính Hỏa trường sinh cũng gồm 7 ngày rưỡi, Giáp Mộc mới là chính lệnh gồm 15 ngày. Ba điểm đó muốn biết cái nào là phúc, cái nào là họa, vậy gặp chính quan, chính ấn, thực thanaf là tốt, thiên quan, thiên ấn, thương quan là không tốt. Tính chất của Nguyệt lệnh giống như bày tôi thi hành lệnh của nhà vua để sắp xếp kỷ cương của một nươc, nắm quyền sinh sát, đó là ý nghĩa của chữ đề cương. - Thứ đoán cát hung, chuyên dụng nhật can vi chủ bản. Tam nguyên yếu thành cách cục, tứ trụ hỷ kiến tài quan: (Sau đó đoán việc cát hung phải dựa vào nhật can làm gốc. Tam nguyên cần được thành cách cục, tứ trụ rất tốt khi có tài quan). Thiên can là thiên nguyên, địa chi là địa nguyên, những gì ẩn tàng trong chi là nhân nguyên. Năm tháng ngày giờ là tứ trụ, chuyên dùng can của ngày sinh phối hợp với tứ trụ và tam nguyên để thành cách cục, có tài quan là điều đáng quý. - Dụng thần bất khả tổn thương, nhật chủ tối nghi kiện vượng: (Dụng thần rất kỵ bị tổn thương, nhật chủ rất cần được kiện vượng). 63 Như trong Nguyệt lệnh đã có quan thời không nên có thương quan, có tài thời không nên có Kiếp, có ấn thời không nên có phá. Hễ trong trụ khi gặp thần nào hữu dụng thời không nên gặp tổn hại. Tuy nhiên, nhật can cần được cường kiện mới đủ khả năng đảm nhiệm tài quan. Quan tượng trưng cho chính nhân quân tử cho nên rất kỵ thương quan. Như Giáp lấy Tân làm quan rất kỵ Đinh Hỏa làm tổn thương. -Niên thương nhật quan, danh vi chủ bản bất hòa: (Cột năm thương khắc nhật can, gọi là chủ bản bất hòa). Thí dụ Nhật can là Giáp hoặc Ất, cột năm gặp Canh hoặc Tân, đó là ý nghĩa câu chủ bản bất hòa, hoặc đặc tính là cha con không hòa thuận. Cột năm có thất sát khắc nhật can là số không được hưởng phước của tổ tiên hoặc phải làm con nuôi họ khác. Nếu trong ngày, tháng, giờ gặp quý lộc mã tài là chết sớm. Sát vượng vận lại gặp sát tất nhiên mang tai họa. Được Ấn sinh trợ thời rất tốt. Vận gặp tỷ kiên thì khốn khổ và có thể chết. Nhật can làm chủ, do đó lấy niên can làm căn cơ tiên tổ, lấy nguyệt can làm phụ mẫu huynh đệ, nhật chi làm vợ, thời can làm tử tức. -Tuế nguyệt thời trung, đại (???) sát quan hỗn tạp: (Trong các cột năm tháng giờ, rất sợ gặp sát quan hỗn tạp). Trong năm tháng và giờ đã có quan tinh, lại gặp Thất sát thời không tốt, cần phối hợp can chi trong tứ trụ mà giải đoán mới phân biệt được tốt xấu. SÁt được chế phục là thiên quan thời là điều tốt, làm điều lành. Nếu không có chế phục là xấu, làm điều ác. - Thủ dụng bằng ư sinh nguyệt, đương suy cứu ư thiển thâm, phát giác tại ư nhật thời, yếu tiêu tường ư cường nhược: (Lấy dụng thần thường căn cứ vào tháng sinh cần suy cứu sâu nông, phát hiện được sức phù trợ là xét ở ngày giờ, phải xét kỹ mọi lẽ mạnh yếu). Thế nào là Dụng thần, tức là những gì ẩn tàng trong tháng sinh. Thí dụ sinh ngày Giáp nhằm tháng 11, đó là tháng Tý, sẽ lấy gì ẩn tàng trong Tý tức là Quý Thủy được coi là Dụng thần. Quý là mẹ của Giáp , rất kỵ bị Kỷ Thổ khắc. Cần được ngày giờ cùng phù trọ vượng tướng hưu tù. Đại loại cách tìm Dụng thần tương tự như vậy. Như sinh ngày Ất nhằm tháng bảy , dùng Canh Kim làm chính quan, rất kỵ hình xung, 64 như tỵ hình thân. -Quan tinh chính khí, kỵ kiến hình xung: (Quantinh chính khí, rất kỵ hình xung). Trong Bài ca Bích Ngọc có nói: Quan tinh chính khí đừng nên hỗn tạp, tài nhiều chớ nên gặp thương thực. Thí dụ Ất Mão gặp Canh Thìn, gặp tháng Tuất hoặc giờ Tuất là bị xung làm tổn thương. SInh ngày Giáp nhằm các tháng Tỵ Dậu Sửu thời không nên gặp Ngọ Mùi hay Hỏa cục. Nếu quan vượng gặp xung hình, được ấn thời là tốt. Khi nói là chính khí quan tinh tức kà nói không có Sát , Thương lẫn lộn. - Thời thương, thiên tài, pha phùng huynh đệ (Cột giờ có thiên tài rất kỵ gặp Tỷ, Kiếp) SInh ngày Giáp nhằm giờ Thìn giờ Tuất là Thiên tài, gặp Ất là Tỷ kiếp thời mạng không tốt. Đoạn này nói về "thời thương thiên tài cách". -Sinh khí ấn thụ, lợi quan vận úy kiên tài hương: (Lấy ấn thụ làm dụng thần, quan vận đến thì lợi, tài vận đến thì không hay). Người sinh ngày Giáp hay Ất nhằm tháng Hợi hay Tý thời lấy làm Ấn , vận gặp Canh Tân Thân Dậu thời phát, nếu vận gặp Mậu Kỷ Tỵ Ngọ là điềm chẳng lành. Có Ấn thời phải dùng quan, nếu không có quan coi ấn vô vị. -Thất sát thiên quan hỷ chế phục bất nghi thái quá : (Thất sát Thiên quan cần được chế phục nhưng không nên bị chế phục thái quá). Ngày Nhâm gặp Mậu là Thất sát, cần có Giáp Mộ để chế phục, nhưng không nên quá nhiều Giáp Ất trung điệp vì nhiều là b ị thái quá. Ví như tiểu nhân bị quan tử chế phục , nhưng đề nén nhiều quá tất là làm phản. Thất sát không có chế phục thời dễ gây tai họa, được chế phục thời trở lại thuần hòa và thành thiên quan. -Thương quan phục hành vận bất trắc tai lai, dương nhân xung hợp tuế quan, bất nhiên họa chí: (Thương quan đi đến quan vận thời nhiều tai họa bất trắc, dương nhận xung hay hợp tuế quan, tai họa đến đột ngột). Đó là trường hợp người sinh ngày Giáp gặp Mão là Dương nhận, bị Dậu Kim xung, gặp Tuất là hợp thời chắc chắn là tai họa sẽ đến. Nếu trong tứ trụ có sẵn dương nhận, bất chợt xung đối khắc phá lưu niên Thái Tuế hoặc kết thành tam hợp khắc hại tuế quân, thời bống nhiên tai họa đến. Như gặp năm Ất Tỵ, sinh ngày Thân, trong tứ trụ có Tỵ Hợi đối xung hoặc Tỵ Dậu Sửu sẽ gây thành tai họa. Nguyệt lệnh có thương quan làm Dụng thần, vận gặp thương quan , giống như hai hổ tranh giành, hai địch thủ gặp gỡ, đều là hung triệu, Dương nhận hợp với tuế quân cũng vậy. - Phú nhi thời quý, định nhân tài vượng sinh quan: (Được giàu lại sang, cũng nhờ tài vượng sinh quan) Kinh có nói: Tài nhiều thời sinh quan, nhưng cần thân phải cường vượng, vì tài đã là bộ tạo khí (trộm khí) bản thân hóa ra nhu nhược. Thí dụ Giáp Ất Canh Tân làm quan, Mậu Kỷ làm tài khí, được thiên can sinh vượng, thời Thổ sinh Kim, Kim là quan của Mộc cách này chủ trước nghèo sau giàu, bởi vì tài vượng sinh quan vậy. -Phi yểu tắc bần, tất thị thân dung ngộ quỷ: (Không chết non thời nghèo khổ, chỉ vì thân suy gặp quỷ) Trong kinh có câu: Thân vượng thời sát biến thành quyền, thân suy thời quan biến thành quỷ. Như người sinh ngày Giáp hay Ất, gặp Tỵ Ngọ Hợi là thân suy (Hợi là trương snh của Giáp nhưng là vị trí tử của Ất) mất yếu tố thiên thời, lại gặp Canh Tân Thân Dậu khắc chế, số như vậy không chết non thì nghèo. Sinh ngày Giáp, mùa thu Canh Kim vượng thân bị suy, vậy làm sao mà được hưởng phúc. - Lục nhâm sinh lâm ngọ vị, hiệu viết lộc mã đồng hương: (Sinh ngày Nhâm gặp chi Ngọ gọi là Lộc mã đồng hương). Nhâm lấy Đinh làm tài, Kỷ làm quan lộc, đinh và Kỷ đều gặp lộc ở Ngọ, cho nên gọi là lộc mã đồng hương. Cách này sinh vào mùa thu thời tốt vì được Canh Tân Kim Thổ Giáp Ất cho nên ít hại. Nếu gặp Dần Mão vượng thời giỏi văn chương nhưng không hiển đạt. Sinh vào mùa đông thủy vượng đương quyền, rõ ràng là gặp tài tinh tất bị tranh giành, sinh mùa xuân Giáp Ất vượng, gặp giờ Dần giờ Mão đó là cách xấu vì hung sát hội tụ. Cách này rất kỵ tài quan hiển lộ khắc thương tuế vận thời rất bất lợi. - Quý nhật sinh hướng Tỵ cung, nãi thị tài quan song mỹ: 65 66 (Sinh ngày Quý gặp chi Tỵ, thời tài quan song mỹ). Ngày Quý lấy Mậu làm quan, Bính làm tài mà Bính Mậu đều gặp lộc ở Tỵ cung, cho nên mới cho là tài quan song mỹ. Tuy nhiên, trong tứ trụ cần không gặp Thủy cục mới tốt, cột giờ gặp Quý Sửu không hề gì. Tại sao? Trong Tỵ có Mậu Thổ, trong Sửu có Quý Thủy (dư khí) chính là tài mã. Cách này tối kỵ tuế vận quan sát lộ thời phúc bị giảm, gặp nhiều tai nạn. - Tài đa thân nhược, chính vi phú ốc bần nhân : (Tài nhiều mà thân nhược, là cách người nghèo sống trong nhà giàu). Thân suy nhược gặp tài đa rất cần gặp tỷ kiên để chia xớt, nếu không thân sẽ bị hại. Sau đây là lá số của một phú ông tuy giàu nhưng rất cực khổ. Tài--------------------Nhật nguyên------------SÁt---------T/Ấn Tân----------------------Bính------------------Nhâm--------Giáp Mão----------------------Thân-----------------Thân--------Thân __________________________________________________ _______ Ất:Ấn----------------Canh:T/Tài---------------Tài----------Tài ---------------------Mậu:Thương-------------Thương-------Thương ---------------------Nhâm:Sát-----------------SÁt-----------SÁt __________________________________________________ ________ Trong thân có chứa Canh Kim, tức là nhiều tài, lại có Nhâm Thủy là Thất sát khắc chế nhật chủ. Đó là thân bị quá suy nhược. Giàu mà vất vả không được hưởng thụ. - Dĩ sát hóa quyền, đích thị hàn môn quý khách: (SÁt biến thành quyền , là cách người quý hiển trong nhà nghèo). Nói chung là thiên quan hóa làm quan tinh tức là hóa quyền. Như Bính gặp Nhâm làm sát, Tỵ Ngọ tài dựa vào thế của Thổ triệt tiêu nên ảnh hưởng của Nhâm và hóa sát thành quan, sự hiển đạt phát xuất từ nơi bạch ốc. Nếu trong tứ trụ có Thổ gặp giờ Bính Nhâm thời quan sang cực phẩm. SAu đây là lá số của Lang Trung họ Ngô. Kiếp------------------Nhật nguyên---------------Tỷ----------Kiếp Nhâm-------------------Quý---------------------Quý--------Nhâm Tý----------------------Mùi---------------------Sửu---------Ngọ __________________________________________________ ______ 67 Tỷ-----------------Kỷ:Sát------------------Kỷ:Sát--------ĐInh:T/tài --------------------Đinh:T/tài---------------Quý:Tỷ-------Kỷ:Sát --------------------ẤT: Thực---------------Tân: T/ẤN----------- __________________________________________________ ________ - Đăng khoa giáp đệ, quan tinh lâm vô phá chi cung: (Số đỗ cao làm quan là vì quan tinh không bị xung phá). Quan tinh là chính khí, trong tứ trụ không có thương quan, không có sát hỗn tạp, đi đến vượng vận tất nhiên sớm đỗ đạt. Như sinh ngày Giáp gặp tháng Dậu gọi là chính khí quan tinh, gặp Đinh khắc Dậu trở thành tài. - Nạp túc tấu danh, tài khố cư sinh vương chi địa: (Nhờ nộp thóc cho vua mà được phong tặng vì tài khố ở vào vượng địa). Đây thuộc về mộ khố cách. Nếu tài quan tinh gặp mộ khố, cần có vật gì để khai mộ. Người gặp cách mộ khố thời thiếu niên khó phát, chỉ sợ có vật gì đè ép. Nếu đến tài vận vượng, hoặc khai khố, thời có thể nộp tiền bạc thóc lúa để được phong tặng. Hữu khí thời coi là khố có thể mở kho lấy mà dùng, vô khí thời coi là mộ, dù có khai cũng vô ích. - Quan quý thái thân, tài lâm vượng xứ tất khuynh: (Quan tinh quá nhiều, nếu lại gặp vượng thời hư việc). Như Giáp Ất lấy Canh Tân Thân Dậu làm quan tính lại gặp thêm Tỵ Dậu Sửu, như vậy là quan tinh quá nhiều, nếu trong tứ trụ có chế phục là tốt, nhưng khi đi đến quan vận vượng, thời bị lâm vào tình trạng thái quá thời hay sinh ra tai họa. Cũng như người ở vào địa vị cực quý dễ có những lạm dụng , sai lầm và đó là nguồn gốc của tai họa. - ẤN thụ bị thương, thảng nhược vinh hoa bất cửu: (Ấn thụ bị khắc chế, dù có vinh hoa cũng không được bền). Ấn thụ vốn là nguồn sinh khí rất kỵ bị tổn thương. Ấn thụ gặp tài là bị tổn thương, là trong may có rủi, nếu gặp được Lộc , phú quý chẳng được bền. Đó là ý nghĩa câu: Tham tài hoại ấn. Thí dụ dễ hiểu hơn: Ấn là dấu hiệu ấn tín của triều đình, do quan chức trông coi nắm giữ, gặp tài liền động lòng tham nên mất chức. 68 -Hữu quan hữu ấn, vô phá, tác lang miếu chi tài: ( Có quan có ấn, khôgn bị phá, tất có tài lương đống) Có quan có ấn tức là tạp khí chứa cả quan lẫn ấn, nên quỷ cốc tử có nói: Trong vị trí Thiên cương (Thìn) có Ất, trong vị trí Hà Khôi (Tuất) có chứa Tân, đó là cách tạp khí tài quan, ấn thụm đó là cách "thiếu niên bất phát vì tài quan, ấn nằm trong mộ khố" Sau đây là số của Diên Vương Tuấn Thực-------------Nhật nguyên-----------Quan----------Thương Bính -----------------Giáp----------------Tân-----------Bính Dần------------------Thìn----------------Sửu-----------Dần __________________________________________________ ____ B:Thực----------M:T/Tài-------------Kỷ:Tài------------Thực M:T/tài----------Â:Kiếp---------------Tân:Quan---------Tài G:Tỷ------------Q:Ấn----------------Quý:Ấn------------Tỷ __________________________________________________ _____ Giáp lấy Tân làm quan, Kỷ Thổ làm tài,Quý Thủy làm Ấn, trong đề cương có Quý Thủy là dư khí, Kim ở mộ khố, Kỷ Thổ gặp vượng, cho nên Diệu Vương Tuấn được thụy phong tước vương (phát chậm). Cách này rất kỵ tài tinh phá hoại ấn thụ, thương thực tổn thương quan tinh, đều bất lợi cho công danh. - Vô quan vô ấn, hữu cách, nãi triều đình chi dụng: (Không quan, không ấn, có cách cũng được triều đình trọng dụng). Chính khí hay tạp khí đều dựa vào tài, quan, ấn thụ mới là quý cách. Mạng được phú quý nếu thành cách cục, cần tuyệt nhiên không có tài quan, mới được hưởng phú quý. Sau đây là số của Tả thừa tướng họ Tạ: Thực------------Nhật nguyên---------T/tài----------Kiếp Canh---------------Mậu--------------Nhâm----------Kỷ Thân---------------Tý----------------Thân---------Mùi __________________________________________________ C:Thực------------Q:Tài---------------Thực--------Kỷ:Kiếp M:Tỷ----------------------------------Tỷ-----------Đinh:Ấn N:T/tài---------------------------------Tài----------Ất:Quan __________________________________________________ __ 69 Số này là chuyên thực lộc hợp cách, nếu trong tứ trụ tuyệt nhiên không có quan tinh, ấn thụ. Mậu lấy Ất làm quan, quý tài Đinh ấn, trong tứ trụ tuyệt nhiên không có Mậu lấy Canh làm thực ở Thân, thân là vị trí lộc của Canh, vị trí của Mậu ở Tỵ, Tỵ hợp với Thân. Cách này không có quan ấn thụ thuộc về ngoại cách, nếu găp hại tinh là bị phá cục. -Danh phiên khu bảng, ta hoàn thân vương phùng quan, đắc tá thánh quân, quý tại xung quan phùng hợp: (Tên đề bảng hổ, cần được thân vượng gặp quan, số được giúp vua trị nước, nhờ ở xung quan gặp hợp). Thân vượng gặp được chính khí quan tinh, lại đi đến vượng vận tất nhiên là đậu cao, nếu trong tứ trụ gặp Phi thiên lộc mã , xung quan hợp lộc, sẽ là cực phẩm văn thần. Xuang quan chỉ có 4 ngày sợ xung: Canh Tý, Nhâm Tý, Tân Hợi, Quý Hợi. - Phi cách, phi cục, kiến chi yên đắc vi kỳ, thân nhược ngộ quan, đắc hậu đồ nhiên phí lực: (Mạng không thành cách thành cục, số này không gọi là kỳ, thân dù có quan, sau cũng lao tâm phí lực mà chẳng nên chuyện gì). Nếu trong tứ trụ, dụng thần tài, quan gặp thương kỵ là phi cách cục có tài quan thời mệnh cũng chẳng ra gì. Còn luận về thân, nếu thân suy nhược, dù quan tinh đắc thế, vinh hoa cũng chẳng được lâu bền. Dụng thần bị phá, tổn hoặc thương đều gọi là phi cách cục, thân suy nhược mà gặp quan khó đảm đương trách nhiệm. - Tiểu nhân mệnh nội, diệu hữu chính ấn, quan tinh: (trong số mạng của kẻ tầm thường, cũng thường có chính ấn quan tinh). Ấn thụ rất sợ tài khí phá hoại. Quan tinh rất sợ thương quan. Trong tứ trụ tuy có tài quan ấn thụ nếu bị thương hại thời không thành chân danh (đúng danh nghĩa) mà trái lại là điềm gở, vì thế thành ra số mạng kẻ tầm thường. Thật vậy, đó là trường hợp Chính Ấn, quan tinh đã bị ác sát cướp mất tú khí. - Quân tử cách trùng, dã phu thất sát, dương nhận : (Trong số mạng của những người có địa vị, cũng thường bị thất sát dương nhận xâm phạm) Thất sát gặp chế hóa thời biến thành quan, dương nhận không bị xung lại thành quý 70 cách. Thiên quan thường khởi phát ở những nhà nghèo (con nhà nghèo mà hiển đạt) dương nhận thời hay phát ở nơi biên ải, ra ngoài làm tướng võ, vào trong làm tướng văn, như vậy há chẳng phải là số mạng người quân tử sao? Nhận với sát đều chủ về quyền hành chém giết. Sát tinh gặp nhận, cả hai đều hiển hách. - Vi nhân hiếu sát, dương nhận tất phạm ư thiên quan: (Làm người ưa chém giết, vì dương nhận gặp thiên quan). Dương nhận ở trên trời là tử ám tinh, chuyên việc chém giết, ở dưới đất là dương nhận sát. Thiên quan là ám quỷ của Thất sát, nếu dương nhận gặp Thất sát là người hung bạo, gặp đượ quý nhân thời tốt, nếu không thì rất xấu. Riêng Thiên đức Nguyệt đức có thể giải được. - Sinh thành thiểu bệnh, nhật chủ cao cường: (Trong đời ít bệnh tật là nhờ nhật chủ cao cường) Nhật chủ vượng, tức là đắc địa, người gặp cách này thường ít bệnh tật, tuổi già mà tóc đen, răng chắc, thân thể mạnh khoẻ, suốt đời vui vẻ, thọ hưởng tuổi trời. Nhật chủ cao cường có nghĩa là ngũ hành gặp lâm quan, đế vượng. - Quan hình bất phạm, ấn thụ thiên đức đồng cung: (Suốt đời không bị quan hình tù tội, là nhờ Ấn thụ và Thiên đức đồng cung). Đây nói về ngũ hành được thiên thời , gọi là thời vượng, nếu được ấn thụ phù trợ cho thân lại thêm hai sao Thiên, Nguyệt đức thời trọn đời không phạm quan hình tù tội. Ấn đồng cung với Thiên, Nguyệt đức thời người vốn nhân từ , mọi việc đều biến hung thành cát. -Thiểu lạc đa ưu, cái nhân nhật chủ tự nhược: (Ít vui mà nhiều lo, chỉ vì nhật chủ suy nhược) Đoạn này nói về nhật chủ vô khí, lâm vào vị trí suy nhược, lại mất thiên nguyên khí lâm vào quỷ bại, cho nên số phải làm tôi tớ, cô quả gặp ngũ mộ, thời suốt đời âu lo, thiếu thốn. Gặp số này thường phải rời bỏ quê hương, cuộc sống phải nhờ tay người ngoài. -Thân cường sát thiển, giả sát vi quyền: (Thân mạnh sát yếu, lấy sát làm quyền) Như sinh ngày Bính Tuất gặp Nhâm Thìn, sinh nhằm tháng tư tháng năm thời theo đó 71 mà đoán. Bài ca Bích Ngọc có câu: Hóa sát thành quyền căn cứ vào đâu? Giáp sinh nhằm Dần Mão lại gặp Hợi Mão Mùi thời đâu có sợ Canh Kim làm ác. Sinh ngày ẤT nhằm các tháng Tỵ Dậu Sửu, mong được có mộc cục (1) để có sức mạnh tương đương, nếu gặp Hợi Mão Mùi dễ sinh tai họa , suốt đời gian khổ. (1) nguyên văn là mộc cục, nhưng dịch giả nghĩ là Thủy cục mới đúng, vì thủy cục sinh cho mộ và làm tiết khí của Kim. Giả là mượn, thân vượng không có sát thời không có uy, phải mượn uy của sát thời thân mới hiển. - Sát trọng thân khinh, chung thân hữu tổn: (Sát vượng mà thân suy, suốt đời gặp tổn thương) Số sau đây phạm vào cách đó: Quan-------------------Nhật nguyên-------------Tỷ----------Sát Kỷ------------------------Nhâm----------------Nhâm--------Mậu Dậu-----------------------Tuất----------------Tuất---------Dần __________________________________________________ _______ Tân: Ấn---------------Mậu: SÁt-------------Mậu:SÁt------Giáp: Thương ----------------------Tân:Ấn----------------Tân:Ấn-------Bính:T/tài ----------------------Đinh:Tài---------------Đinh: Tài------Mậu:Sát __________________________________________________ __________ Tháng giờ ngầm chứa Mậu Thổ làm Thất sát nên thân bị tổn thương. Cách này như suy thảo sương, cuồng phong áp đảo, vận hành gặp sát tatas nhiên là chết. -Suy tắc biến quan vi quỷ, vượng tắc hóa quỷ vi quan: (Suy thời biến quan thành quỷ, vượng thời biến quỷ thành quan). Nhật chủ bị suy nhược nếu có quan tinh khó bề đảm đương, cho nên biến quan thành quỷ. Nếu nhật chủ vượng, dù có Thất sát, sát phải hàng phục, nên sát biến thành quan. Được vậy tất nhiên là đại phú quý. Quan với quỷ chỉ là một, thân vượng thì cho là quan, thân suy thời coi là quỷ. - Nguyệt sinh nhật can,, vận hành bất hỷ tài hương: (tháng sinh nhật can, vận hành gặp tài rất xấu). Thnags sinh nhật can tức là Ấn thụ, Ấn là mẹ cho nên mới nói là sinh, ấn rất kỳ tài phá, 72 nếu vận hành đến tài gọi là tham tài phá ấn, giống như làm quan coi ấn tín, tham của hối lộ nên mất chức. Giống như Mộc lấy Thủy làm Ấn, vận hành gặp tài thổ. - Nhật chủ vô y, khước hỷ vận hành tài địa: (Nhật chủ không có chỗ dựa, vận hành gặp tài là tốt) Ngày Giáp, Ất sinh nhằm mùa xuân, trong trụ không có tài quan, gọi là vô y (không chỗ dựa), nếu gặp vận Thìn Tuất Sửu Mùi, lấy Thổ làm tài, có cơ may phát phúc, đại loại suy luận theo cách đó, nếu bội vận không thể nói là phúc. Tài để dưỡng mệnh, quan để phù thân, người mà thiếu hai điều đó, thời lấy gì mà tồn tại. -Thời quy nhật lộc, sinh bình bất hỷ quan tinh: (Gặp lộc ở cột giờ, tối kỵ trong tứ trụ có quan tinh) Mệnh gặp Lộc ở cung giờ rất kỵ quan tinh, là vì nhanh thì phá lộc, biến sang thành hèn.Bài ca Bích Ngọc có câu: Nhật lộc ở cột giờ là rất quý chỉ sợ năm tháng gặp quan tinh, nếu gặp quan tinh là bác lộc (làm mất lộc). Nhưng sinh ngày Giáp gặp giờ Dần (có lộc) trong tứ trụ rất kỵ có có chữ Tân. - Âm nhược triều dương, thiết kỵ Bính Đinh ly vị ( Được cách âm triều dương, rất kỵ Bính ĐInh, phương nam, ly Ngọ) Đây nói về gặp ngày Lục tân, sinh giờ Mậu Tý, cột năm và tháng xuất hiện hai chữ Bính Đinh, tức là nam phương , Hỏa làm hại chữ Tân vì vậy không được cách âm triều dương. Nếu không có Bính Đinh thời số đại phú quý, quan cao nhất phẩm. Tý là dương, Tân là Âm, nên gọi là âm triều dương, rất kỵ quan tinh là Bính lại hợp, thời cách âm triều dương không còn hiệu lực, số này chỉ có thể kinh doanh buôn bán mà khó được quan cao. -Thái tuế nãi chúng sát chi chủ, nhập mênh vị tát vi tai, nhược ngộ đấu chiến chi hương: (Thái tuế là chúa tể của sát tinh, nhập mệnh chưa hẳn đã gây tai họa, nếu gặp sự chiến đấu, tất nhiên có hại cho bản mệnh) Thái tuế là vua làm chủ trong 1 năm, làm chúa tể tất cả sát tinh, nhưng chớ vội cho là xấu trừ trong mệnh có dương nhận, hoặc là nhật chủ hình khắc Thái tuế, như vậy là bầy tôi phạm vua, tức là mắc họa. Thái tuế gặp được cát tinh thì hóa cát, gặp sát tinh hóa hung. Thái tuế khắc sát tinh như 73 vua phạm bày tôi, họa còn nhẹ. SÁt tinh khắc thái tuế là tôi phạm vua, tai họa rất nặng. Đó là vua tôi cha con bất hòa. -Tuế thương nhật can, hữu họa tất khinh, nhật phạm tuế quan, tai ương tất trọng: (Can năm khắc can ngày, tai họa nhẹ, can ngày khắc can năm, tai họa nặng) Thái tuế khắc nhật can như cha giận con, tình còn lượng thứ, nhật can khắc thái tuế, như con giận cha, tội thực khó dung. Thí dụ Thái tuế là Canh Tân, nhật can là Giáp ất, thời họa nhẹ. Nhật can là Canh Tân, Thái Tuế là Giáp, Ất họa nặng. Đăc biệt trong tứ trụ có tài thời trước họa sau phúc, nếu không có tài thời rất xấu. -Ngũ hành hữu cứu, kỷ niên phản tất vi tai, tứ trụ vô tình, cố luận danh vi khắc tuế: (Ngũ hành gặp cứu trợ, thời năm đó lại có tài, tứ trụ vô tình, thời coi là khắc tuế quân) Đoạn này nói trường hợp nhật phạm tuế quân, nếu được cứu trợ thời giảm tai họa. Cứu tinh đây là thực thần. Thí dụ: Nhật can là Canh Tân, Tuế can là Giáp Ất, có Nhâm Quý xuất hiện trong tứ trụ làm thực thần, Canh Tân tham sinh mà quên khắc. Nếu không có thực thương là vô cứu, Canh Tân phạm Giáp Ất có ý tạo phản mưu hại tuế quân, nhưng kết quả chính lại là hại bản thân. Còn chữ vô tình, hữu tình có nghĩa như sau: can ngày là Giáp khắc can Mậu là năm, nếu trong tứ trụ có chữ Kỷ, Giáp hợp với Kỷ, tức có nghĩa là vợ chồng tham hợp có tình ý với nhau. Ngày Ất khắc năm Kỷ, nếu tứ trụ có chữ Canh , ẤT. Canh hợp không khắc Kỷ vì tham hợp quên khắc. Nếu không có sự phối hợp khắc chế, đó là vô tình , tai họa khó tránh. - Canh Tân lai Thương Giáp Ất, Bính Đinh tiên khiến vô nguy (Canh Tân khắc Giáp Ất, nếu có Bính Đinh thời không nguy). Như Canh Tân Kim khắc Giáp Ất Mộc, trong trụ có Bính Đinh Tỵ Ngọ hỏa, thời Giáp Ất được cứu giải. Đó là lấy lẽ ngũ hành khắc chế mà suy diễn. - Bính Đinh phản khắc Canh Tân, Nhâm Quý ngộ chi bất úy; Mậu Kỷ sầu phùng Giáp Ất, Canh Dần tu yếu Canh Tân, Nhâm Quý thấu lộ Mậu Kỷ, Giáp Ất làm chi hữu cứu; Nhâm lại khắc Bính là yếu Mậu đủ đương đầu; quý khứ thương đinh, khước hỷ kỷ lai phương chế. 74 Bính Đinh với khắc Canh Tân, gặp Nhâm Quý nên không đáng ngại; Mậu Kỷ sợ gặp Giáp Ất, rất cần gặp được Canh Tân; Nhâm Quý rất sợ Mậu Kỷ, được Giáp là gặp cứu tinh; Nhâm lại khắc Bính, cần có Mậu để đương đầu; Quý vốn khắc Đinh, nhờ gặp Kỷ nên Quý bị chế phục. Nhâm là con của Canh, Bính khắc Canh, con đến cứu mẹ, Giáp lấy Ất là em gái; Ất hợp với Canh, Canh ví như chồng của em. - Canh đắc Nhâm nam chế Bính, yểu tác trường niên, giáp dĩ Ất muộn thê canh, hung vi cát diệu: Số đàn ông nếu là canh bị Bính hỏa khắc, có Nhâm đến cứu, thời số yểu biến thành thọ, Giáp nhờ chồng của em gái là Canh, nên hung biến thành cát. Canh Kim rất sợ Bính hỏa, được Nhâm thủy chế phục nên hóa tốt, Giáp rất sợ Canh Kim, Canh gặp Ất hợp thành vợ mà không khắc Giáp, lại coi Giáp là anh, nên dữ hóa lành. - Thiên nguyên tuy vượng, nhược vô y ỷ thị thường nhân; Nhật chủ thái nhu, đáng ngờ tài quan vi hàm sĩ: Thiên nguyên dẫn vượng, thiếu tài quan là số tầm thường, Nhật chủ quá yếu, dù gặp tài quan thời là hàm sĩ. Bài ca Bích Ngọc có nói: Thiên nguyên nhật chủ quá vượng mà trong ba cột, năm, tháng giờ thiếu tam từ (tài, quan, ấn) thời thọ nhưng nghèo hèn thường là số những vị tăng ni. Nhật chủ quá yếu mà laạ nhiều tài quan thời dễ sinh tai họa, sức yếu khó khăn gánh nặng, nên chung quy chỉ là hàm sĩ, suốt đời tâm khổ. - Nữ nhân vô sát, đới như đức, tác lưỡng đại chi phong: 75 (Mạng nữ không gặp sát, có thêm Thiên, Nguyệt đức thời được phong tặng hai đời). Mạng nữ tối kỵ gặp Thiên quan, nếu lại gặp được Thiên đức, Nguyệt đức, tất nhân được phong tặng. Ngoài ra, bản tính nhân từ ôn thuận, có thể trấn áp được ảnh hưởng của sát tinh không dám xâm phạm. Mạng nữ gặp cách này thường sinh trưởng trong gia đình quyền quý được hưởng ơn vua. - Nam Mệnh thân cường, ngộ Tam Kỳ vi nhất phẩm chi quý: (Nam Mệnh cường vượng gặp tam kỳ thời quan cao nhất phẩm) Khẩu quyết có nói: Nhật chủ cao cường nếu có đủ tài, quan ấn thụ tất nhiên phú quý. Giáp gặp Tân, Kỷ Quý là tốt, Ất gặp Mậu, Canh, Nhâm; Bính gặp Quý, Tân, Ất; Đinh gặp Canh, Giáp, Nhâm, Mậu gặp Quý, Ất, Đinh, Mão; Kỷ gặp Nhâm, Giáp, Bính, gặp Canh Tân Nhâm Quý cứ theo lệ đó mà suy diễn, nếu không gặp phá tất nhiên quý hiển. Tam Kỳ đức là tài, quan, ấn thọ, nếu cả 3 không bị hình xung phá hại tất ngôi cao cực phẩm. - Giáp phùng kỷ nhì sinh vượng, định hoài trung chính chi tâm. Giáp gặp Kỷ được sinh vượng, tất nhiên là người có lòng ngay thẳng. Quyết có câu: Giáp gặp Kỷ trở sinh vượng cùng hợp là tốt, số được phú quý vinh hoa. Người đó vốn có lòng ngay thẳng và đắc nhân tâm, gặp được quá nhân thời vô cùng tốt đẹp. Giáp thuộc phương đông được khí sinh vượng nên chủ về lòng nhân, Thổ thuộc trung ương có tính chất hậu trọng, chủ về chữ tín. Giáp hợp Kỷ hóa thành Thổ mà trong tứ trụ có đới sinh vượng thời đúng là người nhân từ chính trực. 76 Trường hợp trên nói về Giáp hợp với Kỷ hóa thành thổ, thời chủ yếu là hai chữ nhân và tín. Người có số này không bao giờ thất tín, đối đãi với mọi người đều lấy lòng chí thành, đúng là tác phong của người quân tử. - Đinh ngộ Nhâm nhi thái quá, tất phạm xâm ngoa chi loạn: (Đinh gặp quá nhiều nhầm thời bản tính ưa dâm loạn). Quyết có nói: Đinh gặp quá nhiều Nhâm, tức là một âm gặp nhiều dương thành thời bản chất dâm loạn. Đàn ông vì tửu sắc mà yểu mệnh, đàn bà quen thói dâm loạn tư thông. Đinh hợp với Nhâm. Nếu ngày Đinh gặp Nhâm thủy chế phục quá nhiều, chủ về sự dâm loạn. Đinh Nhâm tương hợp gặp Canh Tân, đàn bà chủ dâm, không tốt, trăng hoa đàn hát. Cách này gặp vạn thổ mới tốt. - Bính làm thân vị, phùng dương thủy nan hoạch diên niên: Bính gặp Thân, nếu gặp Nhâm Thủy là số không thọ. Quyết có nói: Bính đến cung Thân là lửa không có khói, nếu gặp Dương thủy thời mang không thọ, nếu được thổ đến cứu trợ, thời được hưởng phúc và tăng thọ. Nếu nhật chủ là Bính Thân, gặp vận hành Nhâm Thân, Nhâm Tý, Nhâm Thìn thời yểu. - Kỷ nhập hợi Cung, hiếm âm mộc chung vì tổn thọ: (Kỷ vào cung Hợi, gặp âm mộc cho nên tổn thọ). Nhật chủ là Kỷ Hợi, vận đến Ất hoặc Hợi Mão Mùi, thời khó tạo. Quyết có nói: Kỷ là cường thổ gặp song ngư (Hợi) và âm mộc thời khó thọ, trong tứ trụ nếu không có Kim để cứu trợ, tất nhiên hồn lìa trần thế. Cách này gặp Kim vận mới được phúc. - Canh trị Dần nhì ngộ Bính, sinh vượng vô nguy: (Canh tới Dần mà gặp Bính, được sinh vượng không đáng lo). Nhật chủ là Canh 77 Dần, trong tứ trụ có Bính Hỏa, nếu có nhiều canh không đáng ngại. Như vậy có nghĩa là Bính sinh cấn thổ (Dần là cung cấn có chứa Mậu thổ) thổ lại sinh kim, cho nên không ngại. Quyết có nói: Canh đến cung Dần lộc đương quyền, lại gặp Bính Hỏa càng tăng tuổi thọ, Thân vượng quỷ suy có khả năng chế phục, nên quỷ sát được hóa thành quyền. Canh gặp Tuyệt ở Dần nhưng lại được Mậu nằm trong Dần sinh trợ cho Kim, dù Bính Hỏa có vượng cũng không đáng sợ. - Ất ngộ Tỵ nhi kiếm Tân, thân suy ngộ hoa: (Ất đến Tỵ mà gặp Tân, thân suy, thời nhiều tai họa). Ất Tỵ là nhật chủ, trong tứ trụ có nhiều Tân Kim tức là Ất mộc suy mà sát vương cho nên mang họa. Quyết có nói: Ất gặp song nữ (hoặc Kim) thời mộc phải suy tàn, nếu gặp Tân Kim thời khó thọ, không được Bính Đinh đến cứu trợ, thời dù có an lại cũng chẳng được vui. Ất mộc sinh ở Ngọ, bại ở Tỵ, mộc rất suy nhược, sao chịu nổi Tân Kim khắc hại, cho nên không thể là cát mà là hung triệu. - Ất phùng canh vượng, trường tồn nhân nghĩa chi phong: (Ất mà gặp canh vượng, bẩm tính là người nhân nghĩa). Đó là trường hợp sinh ngày Ất nhằm tháng Thân, gặp cảnh này là người có nhân có nghĩa. Quyết có nói: Ất gặp Canh vượng là quan tinh, gặp cách này có khi làm Tể tướng, nếu không bị ngũ hành xung phá, tiếng nhân nghĩa vang lừng bốn cõi. Ất mộc chủ nhân Canh Kim chủ nghĩa, vì thế là người có lòng nhân nghĩa. - Bính hợp Tân sinh, chấn chưởng uy quyền chi chức: (Sinh ngày Bính hợp với Tân, sẽ làm quan có nhiều quyền, như sinh ngày Bính 78 gặp tháng Tân Dậu, gặp Cách cục này thời làm quan có nhiều quyền hành. Quyết có nói: Bính hợp Tân sinh không phải là người hèn, vang lừng danh tráng. Thật là tốt, được đủ bậc công khanh nơi gác tía, trong tay nắm giữ nhiều quyền hành. Cách này nếu gặp hình thương khắc phá thời đương nhiên là không tốt, cho nên chớ vội cho là quý. - Nhất mộc trùng phùng hỏa vị, danh vị khứ tán chi văn: (Một mộc gặp nhiều hỏa, gọi là khí tán) sinh ngày Giáp, Ất gặp nhiều Bính Đinh Hỏa thời bị tiết khí nhiều. Quyết có nói: Mộc sinh hỏa, mộc tươi tốt, mộc với hỏa trở thành thông minh và trở nên bày tôi dương đông, nhưng một mộc mà gặp hỏa trùng điệp. Thời bị tiết khí quá nhiều nên suốt đời lận đận trên đường thi cử. Đại ý nói vì tiết khí nhiều, văn chương không hàm xúc nên rút cục chỉ là một học trò nghèo. - Độc thủy tam phận Canh Tân, hiệu viết thể toàn chi tượng: (Có một thủy mà gặp nhiều Canh Tân, gọi là thổ toàn chi tượng) sinh ngày Nhâm thấy Canh Tân Thân Dậu trùng điệp, đựơc Ấn thụ tinh thân, đó là số giàu sang. Quyết có câu: Một thủy gặp được nhiều Canh Tân, được Kim sinh Thủy, thủy càng dồi dào, được niên dịch thời cốt cách vững, tuổi trời thọ, danh lợi song toàn. Đại ý nói như Mẹ sinh con nên được thể toàn khang kiện. - Thủy quy đông vượng, sinh bình lạc trị vô ưu: (Can sinh là thủy sinh nhằm mùa đông, suốt đời an lạc vô ưu) sinh ngày Giáp, Ất vào mùa xuân, Bính Đinh vào mùa hạ, Canh Tân vào mùa thu, Nhâm Quý vào mùa đông, Mậu Kỷ nhằm 4 tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đều coi như trong vòng ảnh hưởng tiết khí, suốt đời ít bệnh ít lo. Sau đây là lá số của ông Bành Tổ: 79 Kiếp--------------------------------------Thượng---------------Tỷ Nhâm---------------Quý-----------------Giáp------------------Quý Tý------------------Hợi-------------------Tý-------------------Hợi __________________________________________________ Quý:Tỷ----------Nhâm:Kiếp-----------Quý:Tỷ-------------Kiếp -------------------Giáp:Thương------------------------------Thương Lộc---------------Vượng-----------------Lộc-----------------Vượng - Mộc hướng xuân vinh, xử thế an nhiều tất thọ: (Can ngày sinh là mộc sinh nhằm mùa xuân, cuộc sống an bình và sống lâu). Can sinh ngày Giáp nhằm mùa xuân, trong tứ trụ lại gặp Dần Mão nhị trùng, thời tính cách ôn hòa, giàu lòng từ thiện được dự vào triều đình, trên ghi thanh sử, nhưng nắm tài, quan, ấn thư quá vượng thời lại là tổ bần cùng. Cách này luận về vận đến đây phương mối luận là số thọ. - Kim nhược ngộ hỏa niên chi địa, huyết tất vô nghi (kim nhược vi sinh nhằm mùa hạ thường mắc bệnh thổ huyết). Kim chủ về phế, phế là lọng che cho kim, kim nếu bị hỏa xung, thường hay mắc bệnh do tửu sắc gây ra, phổi và tim bị thương hay bị mắc bệnh lao thổ huyết. Đây nói kim sinh vào mùa hạ lại gặp nhiều Bính, Đinh, đàn ông hay bị phong lao, đàn bà hay bị băng huyết. - Thổ hư phùng mộc vượng chi hương, tỳ thương định luận: (Thổ suy gặp mộc vượng, tỳ vị thường bị tổn thương) Thổ thuộc tỳ vị, nếu gặp mộc khắc chế, thời hay mắc chứng đau bụng. Sau đây là lá số của Ninh Tử: 80 Sát------------------------------------------Sát------------------Quan Ất------------------Kỷ----------------------Ất-------------------Giáp Hợi----------------Sửu---------------------Mão-----------------Ngọ _________________________________________________ Nhâm:Tài---------Kỷ:Tỷ----------------Ất:Sát-------------Đinh:T/Ấn Giáp:Quan--------Quý:Sát------------------------------------Tỷ ---------------------Tân:Thực------------------------------------------- Ngày sinh là Kỷ Sửu thuộc thổ, xung quanh bị Giáp Ất trùng điệp khắc chế, nên chết vì bị đau bụng. - Cân đóng cốt thống, cái nhân mộc bị kim thương: (Đau xương nhức gân, chỉ vì mộc bị kim thương). Quyết có nói: Giáp mộc thân suy, nên đề phòng vận đến Tân Dậu, Canh Thân, Mão gặp Tỵ Dậu Sửu gặp tà phong, mắt lòa. Ất nhật thân suy cũng vậy, bị Tỵ Dậu Sửu hình khắc, chưa gặp vận đó thời tứ chi còn nguyên vẹn, đến vận đó ắt bị tổn thương, Mộc bị kim thương, thường bị đau nhức gân xương. - Nhãn hôn mục ám, tất thư hỏa đao thủy khắc: (Mắt bị tối tăm, là do hỏa bị thủy khắc) gan thuộc mộc, tân thuộc hỏa, thận thuộc thủy, thủy khắc hỏa không được tương sinh cho nên bị bệnh mắt lòa. Mắt là quy tụ tinh hỏa của ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ nếu khiếu khuyết thời thiếu ánh sáng. - Hạ nguyên lãnh tật, tắc thự thủy trị hỏa thương: (Mắc chứng lãnh tật là do hỏa bị thủy khắc chế) Thân thuộc bắc phương thủy, tâm thuộc nam phương hỏa, thân thủy bốc lên, 81 tâm hỏa giáng xuống là được cách thủy hỏa ký tế rất tốt. Nếu thủy hỏa không tương giao, thời người mắc lãnh tật. Bính Đinh sinh nhằm cung Khảm cũng thường mắc tai họa. - Kim phùng cấn nhi ngô thổ, hiện viết hoàn hồn: (Kim gặp Cung Cấn nhờ có thổ sinh, nên gọi là hoàn hồn) Canh Tân Kim thụ khí ở Dần Mão, được thổ sinh Kim, nên gọi là hoàn hồn: Cấn thuộc thổ ở phương đông, cung Dần, Kim nhờ vào khí của Cấn thổ và thời đạt. - Thủy nhập tốn nhi kiến kim, danh vi bất tuyệt: (Thủy đến cung tốn gặp được kim nên không bị tuyệt. Nhân thủy thụ khí ở Tỵ, được Kim sinh thủy nên gọi là bất tuyệt. Thủy đến Tỵ là gặp Tuyệt nhưng nhờ Kim trường sinh ở Tỵ cho nên thủy đuợc thụ khí. - Thổ làm mão vị, vị trung niên trên tác khôi tâm, kim ngơ hỏa hương, tuy thiếu tráng tất nhiên tỏa chí: (Hành thổ nhằm vị trí Mão, chưa tới tuổi trung niên đã sớm nhục chí, lòng lạnh tựa tro tàn; Kim nhằm vị trí Ngọ, dù còn nhỏ tuổi đã thiếu ý chí tiến thủ) sinh nhằm Mậu Thổ, Mão là vị trí tử, mộc dục, tuổi trung niên thường tiến thoái dùng dằng, gặp ngũ hành như vậy tất như chí khí bị tỏa chiết. Hành kim đến bại địa, nam mạng bị mất hết ý chí. Gặp cách này thời mọi muôn sự khó thành, tính nóng nảy dễ bị hình phạt, vận hành gặp vượng chế bớt mới được tốt lành. - Kim mộc giao sinh hình chiến: nhân nghĩa câu vô, thủy hỏa đệ hộ tương thương, thị phi nhật hữu: (Kim và mộc hình khắc nhau, là thiếu nhân thiếu nghĩa, thủy hỏa cùng nhau thương hại, thường gặp thị phi). Phú đoán có câu: Bất nhân bất nghĩa cũng vì 82 Canh Tân cùng Giáp Ất tranh giành; hay mắc chuyện thị phi cũng bởi Nhâm Quý với Bính Đinh kình địch. Đại để trong trụ Giáp Ất trùng điệp gặp Canh Tân, cùng nhau thù địch, vì vậy thành ra vô nhân vô nghĩa. - Mộc tòng thủy dưỡng, thủy thịnh nhi mộc tắc phiêu lưu: (Mộc được thủy dưỡng, nhưng thủy quá vượng thời mộc trôi nổi). Thủy sinh thì mộc yếu, dùng Kim thổ làm quan, thái vượng thời tài quan mất. Quyết có nói: Giáp Tý sinh nhằm tháng Tý, chỉ gặp 1 hay 2 Tý mới tốt, nếu can chi trùng điệp những Nhâm Quý Hợi Tý, nhưng vậy thủy sẽ bị trôi nổi không có chỗ dựa. Sau đây là số của Phạm Đoan: Ất-------------------Giáp------------------Canh---------------Tân Sửu-----------------Thân---------------------Tý----------------Hợi ________________________________________________ Kỷ:Tài--------------Canh:SÁt-------------Quý:Ấn--------Nhâm:T/Ấn Quý:ẤN-------------Nhâm:T/ấn----------------------------Giáp:Tỷ Tân:Quan------------Mậu:T/tài---------------------------------------- Số này sinh nhật là Giáp, trong tứ trụ đầy những Nhâm Quý Tỵ Hợi. Mộc gặp thuỷ sinh là tốt nhưng thủy quá nhiều thời mộc không chỗ tựa hóa trôi nổi. Tuế vận đến Đinh Dậu, đại vận gặp Thân, Thủy vốn nhiều lại gặp Thân Dậu sinh trở nên quá vượng nên Phạm Đoan bị chết đuối. - Kim lại thổ sinh, thổ hận nhi kim mai mối: (Kim nhờ thổ mà sinh, nhưng thổ quá nhiều tất kim bị chôn vùi).Kim lấy mộc, hỏa làm tài quan, nếu thổ quá nhiều, thời Kim bị chìm vùi và mất ánh sáng rực rỡ. Như ngày sinh là Canh, Tân gặp Thìn Tuất Sửu Mùi, vận hành lại được đến hành thổ thời gian mau và hay ngộ nạn, khó hiển đạt, thường phải đi ăn đi ở, nhờ kẻ khác. Thị dĩ ngũ hành bất khả thiên khô, vụ bẩm trung hòa chí khí, cách tu tuyệt lự vong tư, giàu mệnh vô sư ngộ hỷ: Vì vậy, ngũ hành không nên bị thiên lệch, mất quân bình, điều cốt yếu là được khí trung hòa, mới được tâm thần bình ổn không lo lắng ưu tư, xét mệnh ít bị sai lầm. Nói tóm lại, xem số mạng cần phải nắm vững tiết khí, cần nhắc sâu nông tính cách vượng tướng hưu tù, chủ yếu là được khí trung hòa làm quý, mệnh vượng thường được phúc, gặp hưu tù tử tuyệt, phi cách phi cục, đó là số nghèo hèn. CÁCH THỨC XEM SỐ MỆNH THEO MÔN LÝ HỌC TỬ BÌNH Khi xem số mạng người nào, điềm trước tiên là lấy tám chữ Năm tháng ngày giờ sinh đủ cả can chi ghi ra trước mặt. Lấy Nhật can làm chủ, năm làm gốc, coi như cung tài sản có nghiệp của tổ tiên, nhờ đó biết được sự thịnh suy của các đời trước, lấy tháng làm cành tức là cung phụ mẫu, do đó biết được số có nhờ cậy phụ ấm của cha mẹ hay không. Nhật can là bản thân, Nhật chi là thê thiếp, do đó biết được vợ hiền hay dữ, giờ là quả tượng trưng cho con cái, biết được người nối dõi về sau. Phương pháp căn bản là phân biệt nguyệt khí sâu nông, đắc lực hay không đắc lực. Cột năm và giờ lộ tài và quan, thân cần gặp vượng. Nếu thân suy và tài vượng thời kết quả là phá tài thương thê. Thân vượng và tài nhiều mới tốt, của cải vợ con được vừa lòng mong ước. Thông thường trong tứ trụ người ta phân tích lục thân như sau: - Niên can là tổ phụ, niên chi là tổ mẫu. - Nguyệt can là cha, nguyệt chi là mẹ, đồng thời anh em phụ thuộc vào cung 83 84 này. - Nhật can là bản thân, nhật chi là thê thiếp. - Thời can là con trai, thời chi là con gái. Xét kỹ can chi kể trên về các điểm sinh vượng hình khắc ra sao, do đó mới có thể xác định sang hèn tốt xấu. Gốc cành hoa quả là những dữ kiện căn bản, để con người lập thân hành sự. Khảo luận về CHÍNH QUAN: Nguyên tắc tìm Quan và sát là: “Nhắc ngã giá vi quan sát”, độc giả có thể chiếu theo bảng kê sau đây để trừ chính quan. - Giáp lấy Tân là chính quan. - Ất lấy Canh là chính quan. - Bính lấy Quý là chính quan. - Đinh lấy Nhâm là chính quan. - Mậu lấy Ất là chính quan. - Kỷ lấy Giáp là chính quan. - Canh lấy Dậu là chính quan. - Tân lấy Bính là chính quan. - Nhâm lấy Kỷ là chính quan. 85 - Quý lấy Mậu là chính quan. Vậy nói về chính quan, thời âm khắc dùng dương khắc âm là chính quan như Giáp lấy Tân làm chính quan, Ất lấy Canh làm chính quan. Đó là lấy lẽ âm dương làm phối hợp để thành. Nói chung là muốn biết quan vượng thời phải xem nguyệt lệnh. Nguyệt lệnh tức là đề cương để chỉ tháng sinh và phải xem cột tháng xem sao. Bính thời trước hết phải coi đề cương, sau đó mới xét đến các cột khác. Khi đã gọi là chính quan, vận hành gặp quan vượng, hoặc thành quan cục, không gặp vận tương quan, mà gặp tài vận vượng đó là thời gian phát phúc. Chính quan là quý khí nên rất kỵ bị hình xung phá hại và trên các can năm tháng giờ đều ẩn trong lộ quan tước, như vậy đường công danh thật là mờ mịt. Người ta phải xét kỹ năm và giờ sinh có thành cách gì không, rồi mới tránh điều hung cát, không nên một mực cố chấp, cần phải biến không, nếu không thời dễ sai một ly đi một dặm. Vì thế Kinh có câu: “Thông biến dĩ vi thần”. Chính quan quá nhiều không phải là tốt, vì lẽ nguyên tắc căn bản là cần được khí trung hòa, thái quá và bất cập đều có chung kết quả là xấu. Dược khí trung hòa thời được hưởng phúc nên thiên lịch mất quân bình thời trở thành tánh ương. Đã dùng đề cương làm chính quan, trên cột năm giờ trong can chi lại có Thiên quan, đó là tạp cách, do đó cần phải suy xét kỹ lưỡng. Về danh từ Nguyệt lệnh, có thể hiểu như sau: Năm tượng trưng cho vua mà ta thường gọi là thế quân, tháng là bày tôi thi hành lệnh của Vua, từ ý nghĩa đó mới phát sinh ra danh từ Nguyệt lệnh. 86 Chính quan xuất hiện trong Nguyệt lệnh là đúng cách, rất tốt nếu có thêm Ấn thụ. Ví dụ Giáp lấy Tân làm quan mất ưu thế vì thổ sinh quan rất kỵ bị hình xung phá hoại và Dương nhận Thất sát, gặp trường hợp này là số nghèo hèn. Nếu can giờ gặp Sát tức là bị quan sát hỗn tạp. Trong Nguyệt lệnh có chính quan, can chi của giờ lại gặp Thi cư quan thời không được coi là Chính quan cách. Ví dụ Giáp dùng Tân làm quan sinh nhằm tháng tám, kim vượng ở Dậu, thời gọi là chính quan. Nếu Thiên quan không lộ ra chữ Tâm, mà địa chi lại hợp, thành Tỵ Dậu Sửu, dù không sinh vào tháng 8, cũng gọi là quan. Nói chung là thân cần được vượng sinh nhằm vào ảnh hưởng của Mộc. Nếu năm và giờ có quan tinh xuất hiện, địa chi lại thành quan cách, cũng không băt buộc phải sinh nhằm tháng 8, đại khái quan tinh cần có Ấn thụ, thân vương sẽ phát phúc. Nếu không có Thương quan phá Ấn, thân không bị suy nhược, số như vậy chắc chắn được quý hiển. Nếu trong mệnh có Quan tinh vậy gặp Thương quan thời không tốt. Phải đợi vận hành đến Ấn thụ, quan tinh thời nước phát, công danh nhẹ bước. (Tỵ Dậu Sửu hợp thành Kim cục là quan tinh của Giáp Ất rất kỵ gặp Đinh Mão. Đinh thuộc hỏa khắc chế quan tinh. Mão xung Dậu Kim là quan tinh). Luận về Quan Tinh thái quá: Đó là trường hợp người sinh nhằm ngày Nhâm, Quý trong tứ trụ gặp nhiều Thìn Tuất Sửu Mùi Tỵ Ngọ, Thiên can không sợ quan tinh và Thất sát, trái lại quan sát ẩn tàng trong địa chi rất nhiều. Nếu tứ trụ có chế phục mới tốt, nếu không có chế phục tất phải đi đến mộc vậy, hoặc tam hợp mộc cục mới tốt. Nói chung quan tinh quá nhiều thành hỗn tạp cần được loại trừ bớt thanh lọc, mới phát phúc. Nếu nhiều quan tinh lại gặp quan vận, tất nhiên hỏng việc Luận về Thiên Quan (Thất sát): 87 Hợi khắc với Chính quan, Thiên quan là Dương khắc dương, âm khắc âm. Sau đây là bảng liệt kê Thiên quan: Giáp gặp Canh là Thiên quan Ất gặp Tân là Thiên quan. Bính gặp Nhâm là Thiên quan Đinh gặp Quý là Thiên quan Mậu gặp Giáp là Thiên quan. Kỷ gặp Ất là Thiên quan Canh gặp Bính là Thiên quan. Tân gặp Đinh là Thiên quan Nhâm gặp Mậu là Thiên quan Quý gặp Kỷ là Thiên quan. Dương Âm hợp mối thành phối ngẫu, còn dương với dương, âm với âm là bất thành phối ngẫu, như Kinh thường nói: Hai gái khó ở chung, hai trai khó cùng sống. Thiên quan là Thất sát, rất cần được chế phục. Vì Thiên quan hay Thất sát tượng trưng cho tiểu nhân, thành phần ít hiểu biết, ưu hung bạo, không kiêng dè, thường dùng sức mình để nuôi dưỡng quân tử, Thìn vào đó còn làm cộng tác phục dịch, bảo vệ... là tiểu nhân, nếu không răn đe thời khó bề khống chế, như ngựa bất kham và trở thành vô dụng, cho nên ông Dương Tử có câu: Sửa trị đúng pháp thời có thể sai khiến và sử dụng, sửa trị sai phép thời trái lại thành kẻ ngăn trở thù địch. Bản chất của Kẻ tiểu nhân là gian trá cần phải chế 88 ngự đúng pháp. Chế ngự sai phép, kẻ tiểu nhân nắm được quyền bính trong tay thời tai họa đến liền. Kinh có nói: “Số người gặp Tham quan, như ôm Cọp mà ngủ, tuy tạm thời mượn oai hổ, mọi dã thú khác không dám lại gần, nhưng chỉ một phút sơ hở là bị Cọp ăn thịt liền, thật đáng lo ngại... Nếu có đầy đủ tam hình, Dương nhận xuất hiện ở cột ngày và giờ, lại gặp lục hợp và khôi cương tương xung, trường hợp này hung tài không thể kể xiết. Được chế phục đúng cách, vận hành lại được chế phục, thời đúng là thời kỳ đại quý cũng thường hợp trên lại bị hung thần quy tụ, vận gặp sát vợ, thời hung tai không thể lường được. Nếu chỉ có một sát mà chế phục lại đến hai, ba, vận hành lại gặp chế phục, tất nhiên không phát vì lẽ bị chế phục thái quá. Vì thế, nói đến chế phục tất nhiên phải cân nhắc kỹ càng bên khinh bên trọng đúng theo mức độ, không thái quá mà cũng đừng bất cập, thời việc xác định số mệnh thời phải chính xác. Để dễ bề phân biệt hai từ ngữ Thiên quan và Thất sát, tuy hai mà một, gặp chế phục gọi là Thiên quan; không bị chế phục gọi là Thất sát, ví như kẻ tiểu nhân chế ngự đúng phép thời trở thành đắc dụng, chế ngự sái phép thời thành thù địch, tóm lại tùy thuộc vào phương pháp chế ngự mà thành tốt hoặc xấu. Cho nên khi gặp Sát chớ vội cho là xấu, trái lại nhiều là số chính nhờ sát mà trở thành quý hiển. Đặc biệt sát gặp Tam hình, lục hại hoặc Dương Nhận, Khôi cương tương xung, hung tinh quy tụ như vậy không phải là chế phục. Chỉ có đến vận chế phục mới được quý hiển. Cũng trong trường hợp hung tinh quy tụ kể trên, nếu vận hành sát vượng thời tai họa khó lường. Tóm lại, Thượng quan Thất sát cần nhất thân phải vượng và có chế phục là tốt nhất. Nguyên cục có sẵn chế phục, vận hành gặp sát vượng thì tốt. Nguyên cục không có sẵn chế phục; nên gặp vận hành chế phục. Thân mà vượng thời biến thành Thiên quan, Thần suy nhược không có chế phục thời biến thành Thất sát... Trước cũng cần giải thích thêm về nguồn gốc của danh từ Thất sát, vì tính cách khắc ngũ giả vi quan sát, ví dụ Giáp lấy Canh làm quan sát, từ chữ Giáp đếm đến chữ canh được 7 cung nên gọi là Thất, còn Sát có nghĩa là khắc chế. Do đó, có danh từ Thất sát. Luận về Thất sát (Thiên quan) Thất sát cũng có tên là Thiên quan cần thân được hợp với Sát, cần được chế phục, cần có Dương Nhận. Tối kỵ là Thân bị suy nhược, kỵ gặp Tài và không bị chế phục. Thân vượng hữu khí là Thiên quan, thân nhược vô khí là Thất sát, gặp Thất sát chớ nên sớm kết luận là xấu. Nhiều khi có chính quan lại không bằng Thiên quan. Chính gặp Thất sát lại tử thành đại phú quý miễn là được thân vượng hợp sát thời rất tốt. Ví dụ: Giáp lấy Canh làm Thất sát, nếu được Bính Đinh chế phục hoặc có Ất để hợp Canh thời rất quý hiển, đó là trường hợp tham hợp vong sát (tham hợp mà quên sát). Đã đành Thất sát cần chế phục nhưng cũng không nên bị chế phục thái quá, theo lẽ vật cùng thời biến nên dễ gây thành tai họa. Thân được vượng, vận hành gặp thân vượng thời phát phúc. Nếu thân nhược, vận hành lại gặp thân nhược thời tài lộc triền miên. Trong tứ trụ có sẵn chế phục, vận hành Thất sát thời rất tốt. Nguyên cục không có chế phục vận hành Thất sát rất nguy hiểm. Nếu vận hành thân vượng lại có Dương nhận thời quý hiển vô cùng. Tuy nhiên rất kỵ tài vượng vì lẽ tài sinh sát, lúc vận lâm tài dù thân vượng cũng hay bị tai họa, thân nhược thời càng nguy hơn. Sinh nhằm 7 ngày Giáp Thân, Ất Dậu, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Tân Mùi, Quý Mùi, Sát ở đây có đặc tính nóng nảy nhưng ranh lợi, khéo léo, thông minh. 89 90 Nếu gặp nhiều sát quá thời yểu mạng nghèo hèn. Sát ở cột tháng ảnh hưởng nặng, cột giờ nhẹ hơn. Lý do tại sao? Chỉ có Thất sát ở cột ngày duy nhất mà thôi, nếu cột năm hay giờ có thêm sát là nhiều sát dễ gây tai họa, trừ có chế phục mới giảm thiểu ảnh hưởng xấu. Nếu thân vượng để chế phục sát thời có thể biến sát thành quyền. Sợ nhất dù gặp sung và Dương nhận. Trên cột giờ có Thất sát độc nhất, thời thân càng cần phải vượng, nếu ở 3 cột năm tháng giờ có chế phục thời được hưởng phúc. Vận hành gặp sát vượng hoặc được tam hợp cục đắc địa thời phát đạt. Nếu trong tứ trụ không có phát đạt. Nếu trong tứ trong không có chế phục, vận hành được chế phục mới tốt. Vận hành gặp sát vượng không được chế phục là tai họa. Thất sát ở cột giờ không sợ Dương nhận, không sợ sung, như số sau này: Thương----------------------------Tỷ-----------------Sát Bính---------------Ất-------------Ất-----------------Tân Tý----------------Mão-----------Mùi---------------Sửu ________________________________________ Quan-------------Tỷ-----------Kỷ:Tài--------------Sát ---------------------------------Đinh:Thực---------T/ẤN ---------------------------------Ất:Tỷ--------------T/Tài Lâm quan-----Lâm quan-------Dưỡng-------------Suy Số này thân vượng, sinh trong tháng 6, Tuế can lộ chữ Tân Sửu làm Thất sát, được Bính Tý hợp với Tân Sửu (Sát) nên vừa quý hiển và có quyền Số sau này là thân nhược gặp sát Sát------------------------------------Sát------------------T/tài Bính---------------Canh-------------Bính----------------Giáp Tý-----------------Tý-----------------Dần-----------------Ngọ ____________________________________________ Thương--------------Thương------------T/tài------------Quan 91 -------------------------------------------T/Ấn------------T/Ấn -------------------------------------------Sát------------------- Tử---------------------Tử--------------Tuyệt--------------Bại Số này thân nhược, gặp hỏa cục, nguyệt lệnh là Bính Dần có thất sát, gặp giờ Bính Tý, hỏa khắc canh Kim, Kim để ở Tý, Thân nhược sát vượng lại không được chế phục nên nghèo hèn bệnh hoạn. Số sau đây được thân vượng nên quý hiển: SÁt------------------------------------Sát-------------------Tài Mậu------------------Nhâm-----------Mậu-----------------Đinh Thân------------------Tý---------------Thân-----------------Tỵ ______________________________________________ Canh:Ấn-----------Quý:Kiếp-------Canh:Ấn--------------Bính:Tài Mậu:Sát-----------------------------Mậu:Sát---------------Mậu:Sát Nhâm:Tỷ----------------------------Nhâm:Tỷ-------------Canh:Thương Sinh------------------Vượng--------------Sinh----------------Tuyệt Số này thân vượng gặp hai Mậu làm Sát, cột năm có Đinh hợp với Nhâm, Mậu với Quý hợp, Kim lại trường sinh ở Tỵ, Mậu có lộc ở Tỵ, vậy hai chữ Nhâm Mậu đưa địa vượng, vì thế được quý hiển. Tóm lại: Số thứ nhất được quý hiển và hợp sách. Số thứ hai: Sát trong thân khinh nên bần hàn bệnh hoạn. Số thứ ba: Thân sát đều tốt nên quý hiển. Sau đây là bài thơ tóm tắt về Thất Sát: - Thiên quan, Thất Sát tối nan minh (Thiên quan và Thất sát thật khó phân biệt) - Thượng hạ trường sinh kiếm lợi danh (Trên dưới cùng được sinh (Thời số có lợi và danh). - Tứ trụ sinh thời nghi chủ quý (Trong tứ trụ, giờ sinh gặp Thất sát thường được quý hiển). - Đẳng nhàn bình bộ xuất công khanh. (Sẽ có lúc một bước nhảy lên công khanh) Luận về Ấn thụ: Sinh ta là Ấn thụ, tức là phụ mẫu, sau đây là bảng đầu Ấn thụ (Chính Ấn) - Giáp gặp Quý là Chánh Ấn; Ất gặp Nhâm là Chánh Ấn. - Bính gặp Ất là Chánh Ấn; Đinh gặp Giáp là Chánh Ấn. - Mậu gặp Đinh là Chánh Ấn; Kỷ gặp Bính là Chánh Ấn. - Canh gặp Kỷ là Chánh Ấn; Tân gặp Mậu là Chánh Ấn - Nhâm gặp Tân là Chánh Ấn; Quý gặp Canh là Chánh Ấn. Ấn có ảnh hưởng rất quan trọng đối với quan tinh, Kinh có câu: Có quan không Ấn thời không phải là Chân quan. Có Ấn mà không quan thời lại là phúc. Tại 92 93 sao lại nói như vậy? Nói chung cuộc sống của con người cần vật dụng để được tương trợ, tương sinh và tương dưỡng, nếu ta sinh ra được hưởng những vật dụng sẵn có há chẳng tốt sao? Cho nên có Ấn thụ là người có nhiều trí khôn, vóc người đầy đặn (nhờ được Ấn thụ sinh dưỡng). Riêng Ấn thụ rất kỵ tài tinh, gặp tài phá Ấn thời có tài mà không thi thố được, biết hay dỡ mà không nói ra được. Ấn thụ đi đến quan vận thời tất nhiên phát phúc. Ấn vốn sợ tài phá, nhưng nếu có quan, thời tài sinh quan, quan sinh ấn, ấn sinh ta, tiếp tục tương sinh. Trong tứ trụ gặp Ấn thụ vượng nhất là trong cột tháng, thời số được hưởng dư ấm của cha mẹ, được của cải cha mẹ để lại, cứ việc an hưởng. Ngoài ra còn được mạnh khỏe, ít bệnh tật, ham ăn uống. Tuy nhiên, nếu tài tinh quá vượng, thời đường đời hay bị trở ngại, cần được quan tinh đến giải tỏa. Tuy nhiên nếu quan tinh quá nhiều thời không coi là Ấn thụ cách. Ấn thụ cách đại loại như sau: Sinh ngày Giáp hay Ất gặp tháng Hợi hay Tý. Sinh ngày Bính hay Đinh nhằm tháng Dần hay Mão. Sinh ngày Mậu hay Kỷ nhằm tháng Tỵ hay Ngọ Sinh ngày Canh hay Tân nhằm tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Sinh ngày Nhâm hay Quý nhằm tháng Thân hay Dậu. Cách này rất sợ Ấn thụ đi tới vận tử tuyệt, nếu lại bị thiết khí thời khó sống. Ấn thụ là nguyên khí sinh ra ta và cũng gọi là sinh khí, Âm sinh dương hay dương sinh âm gọi là Chính Ấn. Dương sinh dương, âm sinh âm gọi là Thiên Ấn. Ấn rất thích được quan sinh và sợ tài phá. Ví dụ: người sinh ngày Giáp 94 nhằm tháng Hợi, Tý, được Hợi Tý Thủy làm Ấn, rất kỵ Hỏa làm thương tổn quan tinh, rất kỵ thổ quá Ấn. Vận hành gặp sinh vương là tốt, tử tuyệt là xấu, hoặc môn hành nào thương khắc thời rất nguy. Trong trụ có Ấn là người khôn ngoan, ít bệnh tật, cơm no áo ấm và thường được tài sản sẳn có, biến hai ba cột đều có Ấn thụ, thời kỳ Ấn thụ làm Dụng thần rất kỵ tài tinh vượng xung phá, khiến cuộc đời gặp nhiều trở ngại. Tứ trụ nhiều quan thời lại thành cách khác, Ấn thụ không còn là đối tượng bàn cãi. Nói chung, trong tứ trụ, Ấn thụ xuất hiện ở cột giờ và tháng có tầm quan trọng đặc biệt nhất là cột tháng. Trước hết Ấn thụ ở cột tháng tất là có sinh khí tất nhiên được hưởng phúc lộc cha mẹ rất nhiều. Cột năm có Ấn thụ, tất được nhờ phúc ấm tổ tông. Cột giờ có ấn thụ xuất hiện tức là cột giờ có sinh khí, tất nhiên được nhờ con cái, tuổi thọ càng cao, cảnh già nhàn hạ. Nếu có Ấn thụ nên có quan tinh, gọi là Ấn thụ lưỡng toàn, cuộc đời cũng thêm quý hiển. Nếu quan tinh thành cách, cũng vẫn được ơn nhờ Cha Mẹ, phước lộc dồi dào. Vận đến quan tinh cũng rất phát đạt, vận đến Ấn thụ cũng được phát phúc. Ấn thụ rất kỵ trong tứ trụ có tài hoặc đi đến tài vận, khắc ấn thụ bị thương tổn, gặp tương hợp này thường phải ly tổ lập nghiệp, bỏ phế gia cang, gửi thân nhà khác. Nếu lại lâm và tử tuyệt, nếu không bị giáng quan, mất chức thời tính mạng cũng lâm nguy. Số sau này được cách quan ấn lưỡng toàn: Ấn--------------------------------------Ấn---------------------Quan Canh--------------Quý--------------Canh---------------------Mậu Thân--------------Dậu---------------Thân---------------------Tuất _________________________________________________ Canh:Ấn------------Tân:T/Ấn------------Canh:Ấn--------Mậu:T/tài 95 Khảm:Kiếp--------------------------------Nhâm:Kiếp-----Tài:T/Ấn Mậu:Quan---------------------------------Mậu:Quan------Đinh:T/tài Tử---------------------Bệnh------------------Tử--------------Suy Số này sinh ngày quý nhằm tháng 7, tháng, giờ đều là Canh Thân, như người ngồi vào kho vàng (sinh trong khí xử thử là lúc canh kim rất vượng) đó đúng là ấn thụ được vượng, Tuế can lại lộ Mậu quan, đây đúng là quan ấn lưỡng toàn, ngôi cao nhất phẩm. Một lá số khác thiếu quan tinh: Tỷ-------------------------------------Ấn------------------Ấn Giáp---------------Giáp-------------Quý----------------Quý Tý-----------------Dần---------------Hợi----------------Hợi _____________________________________________ Ấn-----------------Tỷ---------------T/Ấn----------------T/Ấn ------------------Thương------------Tỷ-------------------Tỷ -------------------T/tài------------------------------------------- Số này lấy Quý làm ấn thụ, ấn có nhiều vượng nhưng thiếu quan tinh hỗ trợ, tuy phát phúc nhưng không mấy dồi dào. Số sau này Ấn bị xung phá không hiển đạt. T/Tài---------------------------------Thực-------------------Sát Nhâm--------------Mậu------------Canh---------------------Giáp Tý-----------------Tuất---------------Ngọ--------------------Dần ________________________________________________ Quý Tài---------Mậu:Tỷ--------ĐInh: Ấn--------------Giáp:Sát ------------------Tân:Thương----Kỷ:Kiếp---------------Bính:T/Ấn -----------------ĐInh:Ấn-----------------------------------Mậu:Tỷ Số này lấy Đinh làm Ấn thụ, có Dần Ngọ Tuất hợp thành hỏa cục rất tốt. 96 Nhưng Đinh không thể hợp với Nhâm ở cột giờ. Nhâm Tý Thủy, tài quá vượng xung phá ấn thụ (Tý xung Ngọ) nên hỏa mất ánh sáng. Số sau này cũng được cách quan ấn, lưỡng toàn. Sát---------------------------------------Kiếp-----------------Thương Nhâm--------------Bính--------------Đinh----------------------Kỷ Thìn---------------Thìn---------------Mão-------------------Mão __________________________________________________ MẬu:Thực-------Mậu:Thực--------ẤT:ẤN--------------Ất:Ấn Ất:Ấn---------------Ất:Ấn-------------------------------------------- Quý:Quan-------Quý:Quan------------------------------------------ Số này lấy Mão làm Ấn, lấy Quý làm quan, năm Mão, ngày Thìn, quan ấn gồm đủ. Không bị hỗn tạp nên công danh tiến đạt. Đến năm 42, 43 tuổi, gặp vận quý Hợi cũng không hề gì. Tuế vận đến Canh Thân, Thủy là Thất sát gặp sinh ở Thân, Ấn bị Canh Thân phá nên gặp chuyện chẳng lành. Luận về Chính Tài (Chủ khắc Mẹ): Chính tài cùng một ý như chính quan, nên gặp dương tài, dương gặp âm tài, sau đây là bảng liệt kê chính tài. Giáp gặp Kỷ = chính tài; Ất gặp Mậu = chính tài. Bính gặp Tân = chính tài; Đinh gặp Canh = chính tài. Mậu gặp Quý = chính tài; Kỷ gặp Nhâm = chính tài. Canh gặp Ất = chính tài; Tân gặp Giáp = chính tài. Nhâm gặp Đinh = chính tài; Quý gặp Bính = chính tài. Về ý nghĩa, chính tài như tài sản của vợ, con gái nhờ người mang của cải để 97 phụng sự ta. Muốn vậy thời trước hết tinh thần của chính mình phải được khang kiện, sau đó mới có thể hưởng thụ. Nếu chính bản thân yếu đuối không gượng được, thì dù thê thiếp tiền tài sung túc cũng chỉ ngồi mà nhìn, rút cục không mảy may thụ hưởng. Vì vậy tài sản đắc thời, không cần nhiều tài. Nếu tài nhiều thời thân cần phải vượng mới đủ sức đảm đương. Thân suy nhược thì nhiều, cùng ảnh hưởng như quan vượng thân nhược, đó là số yếu đuối nghèo hèn. Thân vượng là chủ chốt, vận hành rất kỵ bị khắc chế. Thế nào là khắc chế? Tức là vận gặp quan quỷ vậy. Ngoài ra, rất kỵ bị tháng sinh khắc chế, thân sẽ bị suy nhược và trong tứ trụ không có Ấn thụ để sinh thân. Trong trường hợp này tài quá nhiều không đủ sức đảm đương nên gặp nhiều tai họa. Tuổi thiếu niên, vận gặp hưu tù, mọi việc đều trái ý. Vận đến trung niên gặp Ấn thụ hoặc được tam hợp phù trợ thời bớt nhiều phấn phát. Nếu thiếu niên gặp vượng vận, tuổi già gặp nhược vận, như vậy không những gặp bước đường cùng mà còn mắc bao chuyện thị phi, vì lẽ tài là mầm mống tranh giành. Nếu trong tứ trụ được tương sinh, có đới quý cách, không gặp không vong, lại đi tới vượng vận, tam hợp cục sinh tài, thời đó là quý mạng. Tóm lại, họa phúc sâu nông đều tùy thuộc ở điều nhập cách hay không. Tài nhiều thì sinh quan, cần được thêm vượng. Tài nhiều là bị đạo khí (trộm khí) làm cho thân suy nhược, vận gặp thượng hay tài, dễ sinh tài họa, hoặc thêm hình sát thời tai họa không kể xiết. Nói chung, chính tài rất cần thân vượng, có số thụ, kỵ quan tinh, kỵ đảo thực (Đảo thực như Giáp gặp Nhâm, Nhâm thủy sinh Giáp mộc gọi là Đảo thực). Kỵ Tỷ kiềm, Kiếp tài không nên gặp quan tinh, vì quan tinh trộm khí của tài. Do đó, thân được vượng, không có kiếp tài và quan tinh là tốt nhất. Nếu trong mệnh có quan tinh đắc đọa, vận hành gặp nhiều tài tinh thời rất tốt vì tài sinh quan, thang mây nhẹ bước. Trong mệnh gặp tài tinh đắc địa, vận hành rất kỵ quan tinh, vì quan khắc thân làm cho thân suy nhược. Đại khái tài 98 không cần phân biệt chính hay thiện được Ấn thụ là phát phúc. Xin tham khảo các số sau đây: Tỷ---------------------Nhật nguyên-----------Tỷ------------T/tài Đinh------------------------Đinh----------------Đinh-----------Tân Mùi-------------------------Tỵ--------------------Dậu---------Sửu _________________________________________________ Đinh:Tỷ------------------B:Kiếp--------------T:T/tài-------K:thực Kỷ:Thực----------------M:Thượng--------------------------T:T/tài Ất:T/Ấn-----------------C:Tài--------------------------------Q:Sát Mạng này sinh ngày Thân tọa tài, lại được Tỵ Dậu Sửu hợp thành tài cục, tức là tài vượng, vì Kim được Mộc khí ở Mùi có khả năng sinh Đinh hỏa. Do đó thân vượng đủ sức đảm đương nhiều tài, vận hành đến phương Đông và phương Nam (Dần, Mão, Tỵ, Ngọ) thời trở thành cơ phú. Đinh lấy Nhâm làm quan tinh, lấy Canh làm tài sinh cho Nhâm, quan, thân đến vượng vận tất nhiên là phát phúc vậy. Vậy hễ lấy tài làm Dụng thần không quan là tốt. Tỷ--------------------Nhật nguyên----------Ấn------------T/tài Bính---------------------Bính----------------Ất--------------Canh Thân---------------------Thân--------------Dậu-------------Thân ________________________________________________ C:T/tài--------------------T/tài------------T/tài--------------T/tài M:Thực-----------------Thực-------------------------------Thực N:SÁt-------------------Sát----------------------------------Sát Bệnh---------------------Bệnh-------------Tử------------------Bệnh Mạng này sinh ngày Bính gặp 3 thân lấy làm tài, như vậy được coi như tốt chăng? Bính lấy Quý làm quan tinh, lấy Tân làm tài tinh. Ba Thân và một Dậu dùng làm tài, coi như tài vượng, chỉ vì nhật can suy nhược: Bính hỏa tử ở Dậu, bệnh ở Thân coi như vô khí. Vận hành đến Tây phương (Thân Dậu) thân bị suy 99 nhược thái quá, tài vượng sinh quỷ (quan) khắc hại bổn thân, không đảm đương được nhiều tài nếu gặp cảnh bần cùng. Ấn--------------------Nhật nguyên---------Thực--------------T/tài Mậu----------------------Tân----------------Quý---------------Ất Tý------------------------Dậu----------------Mùi---------------Mão _________________________________________________ Q:Thực----------------T:tỷ-------------K:T/ẤN---------Ất:T/tài --------------------------------------------Đ:SÁt------------------- ---------------------------------------------A:T/tài----------------- Mạng sinh ngày Tân tọa Dậu, năm Ất tọa Mão, Thân và tài đều vượng, lại được Quý Mùi là thực thần, Mậu Tý làm Ấn thụ phù trợ, nên số trở thành cự quý. Thực-----------------Nhật nguyên-----------Thương---------T/tài Bính---------------------Giáp-------------------Đinh------------Mậu __________________________________________________ _ G:Tỷ-----------------M:T/tài---------------B:Thương------Q:ẤN B:Thực--------------A:Kiếp----------------M:T/Tài--------------- M:T/Tài-------------G:Ấn------------------C:SÁt------------------ Mạng này can sinh là Giáp sinh nhằm tháng 4 (hạ trần) đều lộ ra Bính, Đinh hỏa sinh trong Mậu nữa trong nguyệt lệnh là tài tinh. Giờ sinh quy lộc ở Dần, nên tài rất vượng và Thân là Giáp mộc cũng rất vượng. Thiếu niên gặp vận Mậu Ngọ, Kỷ Mùi rất tốt. Vận đến Tân Dậu gặp quan tinh thương. Vận đến Nhâm Tuất, Nhâm khắc Bính phá hoại thực thần, cho nên của mất, quan giáng, chết gần cả nhà. Đến năm 59 tuổi gặp Quý Hợi thâu được vượng, tạm được an nhàn. Năm 65 tuổi đúng hạn Nhâm Thìn mạng vong. Số vận “Thương quan kiếm tài cách” lấy Mậu Thổ làm tài, vì thế hai đại vận Mậu Ngọ, Kỷ Mùi đều sinh cho thổ, vì thế tài lộc dồi dào, gặp hai đại vận tại Canh Thân, Tân Dậu là quan vận, nên phải lao tâm phí lực. Tuy được Quý Hợi làm ấn thụ nhưng kỵ mộc xung thủy, trong Hợi lại có Nhâm thủy, Nhâm Thìn lộ ra Nhâm thủy, trong Mệnh sẵn có chữ Thìn, tất nhiên là chết. 100 Tóm lại “Thượng quan kiếm tài cách” rất kỵ gặp Quan tinh, gặp tài tinh mới tốt, kỵ nhất là Nhâm thủy khắc Hỏa, Hỏa không còn khả năng thổ tài của Giáp mộc. Luận về thiên tài: Thiên tài là dương khắc dương, âm khắc âm. Sau đây là Bảng liệt kê Thiên tài: Giáp gặp Mậu = Thiên tài Ất gặp Kỷ = Thiên tài Bính gặp Canh = Thiên tài Đinh gặp Tân = Thiên tài Mậu gặp Nhâm = Thiên tài Kỷ gặp Quý = Thiên tài Canh gặp Giáp = Thiên tài Tân gặp Ất = Thiên tài Nhâm gặp Bính = Thiên tài Quý gặp Đinh = Thiên tài Thiên tài là tài sản của chúng nhân, rất kỵ bị anh chị em tranh giành thời phúc không trọn vẹn, tai họa phát sinh. Cho nên sách thường nói: Thiên tài không ngại xuất lộ và cũng không sợ ẩn tàng, điều đáng sợ nhất là bị tranh giành 101 tước đoạt và trở thành số không. Phạm cách này, quan tinh lại không thành, tài tinh cũng không tốt, đó là Bội lộc trụ mã, số đến đường cùng, nghèo khó thấu xương. Tài suy nhược phải đợi đến tài vận vượng mới sung túc, tài vượng thời thường gặp nhiều may mắn trọn đời. Có một điều đáng ngại thân thế suy nhược mà thôi. Đặc tính của Thiên tài là người khảng khái, ít tham lam, tài tinh cần đắc đạo, tài vượng cũng có thể ảnh hưởng tốt đến công danh, lý do là tài vượng tất nhiên sinh quan. Trong trường hợp này là người có nhiều tình cảm nhưng không dối trá, vì tài là chỉ muốn có lợi cho bản thân, vì thế hay bị dèm pha, ghen ghét. Vận hành vượng tường thời phúc lợi dồi dào. Nhưng nếu quá vượng thời dễ bị anh em phá hoại, không tốt. Tài nhiều cần xem kỹ nhật can cùng hay nhược có sự tương đương, đi đến quan vận mới có thể phát phúc. Nếu tài vượng mà thân nhược, đến quan vận thời mệnh vốn dễ bị tài đạo khí lại bị quan vận khắc mệnh, thời không những không có tài lộc mà còn bị tai ương. Nếu trong tứ trụ có sẵn quan tinh thời coi như tốt, hòng tứ trụ gặp nhiều tỷ kiếp, dù đến quan vận thời đường công danh vẫn mờ mịt. Vì thế xem số nếu vận dụng trí não, tùy cơ thông biến. Luận về Thực thần: Thực thần sinh tài thần của bản thân, ví dụ: Giáp thuộc Mộc, Bính thuộc hỏa, gọi là đạo khí vì thế gọi là Thực thần. Sau đây là Bảng liệt kê Thực thần. Giáp gặp Bính = Thực thần Ất gặp Đinh = Thực thần 102 Bính gặp Mậu = Thực thần Đinh gặp Kỷ = Thực thần Mậu gặp Canh = Thực thần Kỷ gặp Tân = Thực thần Canh gặp Nhâm = Thực thần Tân gặp Quý = Thực thần Nhâm gặp Giáp = Thực thần Quý gặp Ất = Thực thần Thực thần thi quyết nói về thực thần như sau: - Hễ Giáp gặp Bính là đạo khí; Bính lại sinh tài gọi là Thực thần, lòng rực rỡ, tính nhân từ được hưởng phúc, nếu gặp Ấn thụ coi như phá cách. Vì đạo khí, nên gọi là Thực thần. Trong Mệnh có Thực thần, số thường được cơm áo dồi dào, có lòng độ lượng, thân thế dày đặc, cuộc sống nhàn hạ, có con cháu và sống lâu. Rất kỵ quan tinh và Đảo thực (Thiên ấn) sợ thực thần bị thương tổn. Rất thích được tài thần tương sinh, chỉ thắng có một thực thần xuất hiện duy nhất, thời là người được hưởng phúc nhưng cũng không được thanh cao lắm. Thực thần rất cần thân vượng, rất kỵ ấn thụ và những gì làm thương tổn thực thần. Vận hành đắc đạo mới được phát phúc. Thực thần có những điều tương tự như Tài thần. 103 Sau đây là một vài lá số để làm mẫu: T/tài-------------------Nhật nguyên-----------Thực---------Thực Tân-----------------------ĐInh-------------------Kỷ-------------Kỷ Sửu-----------------------Mùi-------------------Tỵ--------------Mùi __________________________________________________ __ Kỷ:Thực-------------Kỷ:Thực--------------B:Kiếp----------K:Thực Tân:T/tài------------------Đinh:Tỷ---------------M:Thương------Đ:Tỷ Quý:SÁt-------------------Ất:T/ấn---------------C::Tài------------A:T/ấn Mộ----------------------Quan đới-------------------Vượng--------Quan đới Đinh lấy Kỷ làm Thực thần, có Sửu Tỵ hợp thành kim cục là tài, rất may thân không bị suy nhược, vì thế số vừa có danh vừa có thọ. Tỷ-------------------Nhật nguyên-----------Thực------------Thực Quý--------------------Quý-------------------Ất-----------------Ất Mão-------------------Dậu-------------------Dậu--------------Tỵ _________________________________________________ Ất:Thực---------------T/ấn-------------T/ấn--------------B:Tài ---------------------------------------------------------------M:Quan --------------------------------------------------------------C:Ấn Sinh--------------------Bệnh-------------Bệnh------------Thai Mạng này gặp được ba Ất làm thực thần lại có Tỵ Dậu Sửu hợp cục thành ấn thụ, lại có 3 Ất làm Thương quan, Quý lấy Ất làm Thực thần, bị kim cục khắc Ất mộc, lại bị 3 Ất mộc và mão vượng khắc quan, vì thế danh lợi đều không thành. Luận về Đảo thực: Đảo thực là xung từ thần, còn có tên là Đoạn sách, lấy tài làm dụng thần rất kỵ 104 gặp Đảo Thực, Dụng là Thực, Thần cũng rất kỵ Đảo thực. Đảo thực như Giáp gặp Nhâm (Thiên Ấn) Giáp gặp Bính là Thực thần, Bính sinh thổ tài, nhưng Nhâm lại khắc Bính Hỏa, Bính Hỏa không thể sinh thổ tài của Giáp, mộc vì thế, Thực thần của Giáp (lấy làm Dụng thần) rất kỵ gặp Đảo thực. Nếu trong số không may gặp cách ấy, thì bạc phúc yểu mạng. Nếu có Canh làm thất sát, được Bính Đinh Hỏa chế khắc những sẽ gặp mộc thời đó là đại họa. Mệnh gặp cách này như người bị các bệnh tổn thương không chế bản thân, mất hết tự do. Mọi mặt tổn hại đều khó, hữu thủy vô chung, tài nguyên khi thành khi bại, diện mạo thì lệch lạc, thân thể thấp bé, hay khiếp nhược sợ hãi, mọi việc đều hư. Sau đây là những lá số làm mẫu: Đảo thực-------------Nhật nguyên------Đảo thực---------Đảo thực Đinh-----------------------Kỷ--------------Đinh---------------Đinh Mão-----------------------Hợi-------------Mùi----------------Mùi _________________________________________________ SÁt-----------------M:Tài---------------K:Tỷ-----------------Tỷ ---------------------G:Quan--------------Đ:Đảo thực------Đảo thực --------------------------------------------A:Sát------------------SÁt Bệnh---------------Thai--------------Quan đới-------------Quan đới Mạng này sinh ngày Kỷ Hợi, Kỷ gặp cung Hợi, là nhược địa. Hơn nữa, Hợi Mão Mùi hợp thành mộc cục khắc chế bản thân, năm tháng giờ lộ ra 3 chữ Đinh là Đảo thực của Kỷ. Thiếu thời vận hành phương nam (Tỵ Ngọ) được hỏa sinh thổ, thân còn vượng. Tới vận Ất Tỵ, Ất là Thất sát của Kỷ, dẫn xuất Hợi Mão Mùi mộc cục, tuế vận là Quý Hợi, nên mạng vong. Mạng này không những bị Đảo thực gây họa mà gặp niên vận Quý Hợi còn có tính chất sinh cho sát và phá họai Ấn nữa. 105 Đảo thực------------Nhật nguyên--------Đảo thực--------Đảo thực Đinh-----------------------Kỷ---------------ĐInh---------------Đinh Mão-----------------------Hợi---------------Mùi----------------Mùi __________________________________________________ __ SÁt------------------M:Tài--------------K:Tỷ-------------------Tỷ -----------------------G:Quan-----------Đ:Đảo thực---------Đảo thực -------------------------------------------------A:Sát------------Sát Bệnh--------------Thai------------------Quan đới--------Quan đới Mạng này sinh ngày Kỷ Hợi, Kỷ gặp cung Hợi là nhược địa hơn nữa Hợi Mão Mùi hợp thành mộc cục khắc chế bản thân, năm tháng giờ lộ ra 3 chữ Đinh là Đảo thực của Kỷ. Thiếu thời vận hành phương nam (Tỵ Ngọ) được hỏa sinh thổ, thân còn vượng. Tới vận Ất Tỵ, Ất là Thất sát của Kỷ, Dần xuất hợi Mão Mùi mộc dục, tuế vận là Quý Hợi nên mạng vong. Mạng này không những bị Đảo thực gây họa, mà gặp niên vận Quý Hợi còn có tính chất sinh cho Sát và phá hoại Ấn nữa. Đảo thực-------------Nhật nguyên----------Thực------------Tỷ Nhâm--------------------Giáp----------------Bính------------Giáp Thân----------------------Tuất---------------Dần-------------Tuât __________________________________________________ C:SÁt------------------M:T/tài----------------Tỷ--------------T/tài N:T/Ấn-----------------T:Quan--------------Thương--------Quan M:Tài-----------------Đ:Thương-------------T/tài-----------Thương Tuyệt-------------------Dưỡng-----------------Lộc------------Dưỡng Mạng này sinh nhằm ngày Giáp Tuất, Giáp gặp Bính làm Thực thần, sinh nhằm tháng giêng, Giáp mộc được vượng Thân và thực thần đều vượng, vốn là quý mạng. Rất tiếc không hợp với Nhâm Thân trên cột giờ (Đảo thực) Nhâm thủy khắc Bính Hỏa, Thân Kim xung Dần Mộc, trong Thân lại có Canh là Thất sát, vì 106 thế trên đường danh lợi đều hư. Đại vận đến Kỷ Tỵ là sinh địa của kim, niên vận Canh Tý, Canh là Thất sát, gặp giờ Tý, bị chết phi mạng vì thủy nạn. Luận về Thương quan: Đặc biệt xét về Thương quan, thật vô cùng hiệu nghiệm, sau đây là Bảng liệt kê Thương quan. Giáp gặp Đinh = Thương quan Ất gặp Bính = Thương quan Bính gặp Kỷ = Thương quan Đinh gặp Mậu = Thương quan Mậu gặp Tân = Thương quan Kỷ gặp Canh = Thương quan Tân gặp Nhâm = Thương quan Canh gặp Quý = Thương quan Nhâm gặp Ất = Thương quan Quý gặp Giáp = Thương quan. Thương quan có nghĩa là thương, lấy Đinh làm thương, Ví dụ: Giáp lấy Tân làm quan, lấy Đinh làm thương, quan vì Đinh hỏa khắc chế Tân Kim làm hại quan tinh vì thế gọi là thương quan. 107 Đã gọi là thương quan thời điều cốt yếu là làm sao tương khắc cho hết quan tinh mới là tốt. Nếu tương khắc không hết để quan tinh khi được vượng (tất lẽ có cơ hội ngóc đầu lên) thì tai họa không thể nói hết được. Vì thế có câu: “Thương quan kiến quan, ải họa bách đoan”. Nếu Nguyệt lệnh gặp Thương quan cùng phối hợp với tứ trụ, thời trăm công ngàn việc, đều tùy thuộc vào thương quan. Nếu Thân đi đến vượng vận thời đúng tài quý nhiên. Đặc tính của thương quan là người có nhiều tài nghệ, có tính khinh thế ngạo vật, thường cho thiên hạ không ai bằng mình. Vì thế những bậc quý nhân đều e dè mà người thường thì rất ghét. Khi đi đến quan vận, tai họa trùng trùng. Mắt có cát thần có thể giảm thiểu tai họa nhưng người cũng phải mang ác tật, trở thành phế nhân, nếu không, ắt gặp chuyện lôi thôi quan sự, làm quan tất bị cách. Nếu vận hành quan suy mà tài vận cũng không vượng thời được an nhàn hưởng thụ. Cần cân nhắc kỹ về điều này thời không bị sai lầm. Thương quan cần được bổ túc thêm: Cái gì gọi tà sinh ra gọi là Thương quan nhưng khác với Thực thần về mặt âm dương: Dương sinh âm và Âm sinh dương. Thương quan đôi khi còn được gọi là Đạo khí (tài liệu photo mờ) Ví dụ: Giáp lấy Tân làm quan, nếu Đinh hỏa (Thương quan) vượng sinh cho Thổ tài, rất kỵ gặp Quan tinh và cần thân được vượng. Nếu không khắc (tức hoàn toàn được quan tinh, trong tứ trụ lại lộ quan tinh, thế vận lại gặp quan tinh, tai họa khó lường. Nếu tương quan chế ngự được hoàn toàn quan tinh (tài liệu photo mờ) Cột năm gặp Thương quan, Cha Mẹ không được song toàn, cột tháng gặp Thương quan, anh em không trọn vẹn, cột giờ gặp Thương quan, không con nối dõi, cột ngày gặp Thương quan, thê thiếp khí toàn vẹn. Trong tứ trụ có quan tinh thì tai họa nặng, không có quan tinh thời tai họa nhẹ. Nói chung, trong tứ trụ có quan tinh hoặc có Thương quan, nếu lấy tài làm Dụng thần. Tài vận đắc địa thời phát, mới gặp tài vận suy bại thời chết. Nếu 108 trong chi không có tài, chỉ có can lệ cũng vô kể. Xin tham khảo lá số sau đây: Tài---------------Nhật nguyên--------------Thực------------T/Ấn Canh-----------------Đinh-------------------Kỷ----------------Ất Tuất------------------Hợi---------------------Sửu------------Hợi _________________________________________________ M:Thương-------H:Quan-------------Kỷ:Thực--------M:Quan T:T/tài-----------G:Ấn----------------Q:SÁt------------G:Ấn Đ:Tỷ-----------------------------------T:T/tài-------------------- Số này lấy Nhâm làm quan, Sửu Tuất vốn là Thân quan. Vì Sửu là khố của kim, trên cột giờ có chữ Canh làm tài vận đến Thân Dậu được như ý, đến Tuất, kim suy, quan thư bị tổn thương nên mạng vong. Vì quan tài bị thương, vận đến quan tinh gặp tai ương. Luận về Kiếp Tài (Tài khắc là Nghịch nhận). Dương đồng hành với dương là Tỷ - Hòa, Dương đồng hành với Âm là Kiếp Tài. Sau đây là Bảng liệt kê về Kiếp Tài và Bại Tài. Giáp gặp Ất là Bại tài Ất gặp Giáp là Kiếp tài Bính gặp Đinh là Bại tài Đinh gặp Quý là Kiếp tài Mậu gặp Kỷ là Bại tài Kỷ gặp Mậu là Kiếp tài 109 Canh gặp Tân là Bại tài Tân gặp Canh là Kiếp tài Nhâm gặp Quý là Bại tài Quý gặp Nhâm là Kiếp tài Ất gặp Giáp làm Kiếp tài, Ất lấy Canh làm chồng, gặp Bính khắc canh, gái khắc chồng, trai khắc vợ. Nhận âm (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) gặp năm Dương (giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm) gọi là kiếp tài, chủ lực tài, đề phòng tiểu nhân, không khắc thê. Năm Dương (Giáp Bính Mậu Canh Nhâm) gặp năm Âm (Ất Đinh Kỷ Tân Quý) gọi là bại tài, chủ khắc vợ hại con. Ất lấy Mậu Kỷ làm tài, gặp Giáp nên Mậu Kỷ bị tước đoạt phá hoại. Đinh lấy Canh Tân làm Tài, gặp Bính tước đoạt phá hoại Canh Tân. Anh gặp em, em làm tài sản bị hư hao thua thiệt, Em gặp anh, bị anh tước đoạt tài sản. Do lòng tham của con người, nên huynh đệ gặp tài thường hay xảy ra chuyện cạnh tranh. Coi anh em như ruột thịt, thế gian được mấy người như Bá Di, Thác Tề. Tóm lại: Nam mạng gặp Kiếp tài phần lớn khắc vợ. Nữ mạng gặp Thương quan phần lớn khắc chồng. Đó là điều chí lý của Tử Bình. Luận về Dương Nhận: Dương nhận là trung tinh trên thượng giới là nhất chơn nhân gian. Vị trí đứng ở tước lộc, như Giáp lộc ở Dần, thời Dương nhận ở Mão, đều trụ ở Thiên quan, Thất sát, Ấn thụ, Kỵ phần phục ngâm, Kỵ khôi cương, Kỵ tam hợp. Tại sao lại gọi là Dương nhận. Giáp Bính Mậu Canh Nhâm là ngũ dương nếu có Dương nhậm. Ất Đinh Kỷ Tân Quý là ngũ ấn không có Nhận, cho nên gọi là Dương nhận. 110 Trong mệnh gặp Nhậm, chớ vội cho là hung, đại để trường thọ như Thất Sát, gặp cách này, nhiều người được phú quý. Dương Nhận rất ưa gặp Thiên tài, Thất sát. Sát thiếu Nhận thì không hiển hách, Nhận thiếu sát thời không uy quyền. Nhận sát đầy đủ, không phải kẻ tầm thường có được. Tuy nhiên, thân cần phải vượng, lại gặp vận hành thân vượng, không nên gặp Thương quan và Nhậm gặp vượng. Nếu trong Mậu có sẵn Sát Nhận, Tuế vận là gặp Sát Nhận ắt mang họa lớn. Nếu Mệnh có Nhận thiếu sát, tuế vận gặp Sát vượng thời phát phúc. Nếu Thiên quan và Tài đều vượng, thêm nhận và sát vượng là điều tối kỵ. Ví dụ số sau đây: -----------------------Nhật nguyên-------------Tài-------------Sát Không ghi rõ-----------Giáp----------------Kỷ-----------------Canh --------------------------Dần-----------------Mão----------------Thân __________________________________________________ _ -------------------------G:Kỷ-------------Ất---------------C:Sát -------------------------B:Thực----------------------------M:T/tài -------------------------K:T/tài----------Nhận-----------N:T/Ấn Mệnh này sinh ngày Giáp gặp Mão là Dương nhận, canh là Thất sát. Sát này vốn khắc mệnh, nhưng nhờ có Ất nằm trong Mão được phối hợp, sát này gọi là sát hữu tình, vì thế sát không khắc mệnh, chính là ý nghĩa Giáp coi Canh là chồng em gái mình (Ất là em gái, Canh hợp Ất). Thân vượng ở nam phương vì thế được quý hiển. Sát--------------------Nhật nguyên----------Tỷ----------------Tỷ Giáp-----------------------Mậu-------------Mậu---------------Mậu Dần----------------------Ngọ----------------Ngọ---------------Ngọ _________________________________________________ G:SÁt----------------Đ:Ấn---------------Ấn-------------------Ấn B:T/ấn---------------K:Kiếp-------------Kiếp-------------Kiếp 111 M:Tỷ-----------------Nhận--------------Nhận------------- Nhận Mạng này có đầy đủ sát, Nhận, lại được Ngọ hỏa làm Ấn, vị thế được quý hiển, cho nên trong thiên Hỷ kỵ có nhiều mạnh: Ngày Mậu tháng Ngọ chớ vội cho là hung, năm và giờ gặp nhiều Hỏa lại là Ấn thụ. SÁt---------------------------------SÁt------------------Thực Giáp---------------Mậu--------------Giáp--------------Tân Dần--------------Ngọ---------------Ngọ---------------Dậu ____________________________________________ G:SÁt----------Đ:Ấn-------------Ấn---------------T:Thực B:T/ẤN-------K:Kiếp------------Kiếp--------------------- M:Tỷ-----------Nhận------------Nhận------------------- Mạng này sát nhận song toàn, mà có Ấn thụ, nhưng hợp niên can, thương quan lộ xuất, vận đến Tân Mão, phạm vào thương quan đã sẵn có. Mậu lấy Nhâm làm tài, năm Nhâm Thìn gieo mình xuống sông mà chết. Nhâm Thủy khắc hỏa (Ấn), ngày Mậu lấy Giáp làm sát, Nhâm sinh cho Giáp, đó là cách sinh sát hại Ấn. Mệnh này lấy Tân làm Thương quan, vận hành đến Tân Mão, rất kỵ gặp quan. Điệt hỏa là Ấn thụ nằm trong Ngọ rất sợ gặp Thương quan và Tài, lý do là thủy sinh mộc để giúp mộc khắc thân. Tài------------------------------Kiếp-------------------Ấn Kỷ--------------Giáp-----------Ất---------------------Quý Tỵ--------------Tý-----------Mão-------------------Mùi _________________________________________ B:Thực--------Q:Ấn---------T:Kiếp-------------K:Tài M:T/tài--------------------------------------------Đ:Thương C:SÁt--------------------------Nhận-------------A:Kiếp 112 Mạng này Mão là Nhận, Quý là Ấn, không hợp với Kỷ Tỵ ở cột giờ phá ấn, vận hành đến Tân Hợi. Hợi Mão Mùi hợp thành Mộc cục hợp với Dương Nhận. Năm Tân Dậu, Tân kim vượng ở Dậu, xung khởi Mão Nhận (gồm cả hai Tân) thời coi như bị Kim thái quá. Kim nhiều gặp Giáp thời thời dù quý hiển cũng bị hàm hình. Vậy dù gặp Tân được quý hiển, rất kỵ gặp Nhận, không nên một hợp 1 xung. Sau đây là bài thơ tổng luận về Dương nhận: - Dương nhận kiến tài mạc khắc hung. (Dương Nhận gặp Kiếp tài chớ cho là hung) - Thân khinh phụ trợ phản vi công (Thân dù nhược nhưng được ấn thụ lại thành công) - Độn hiểm tuế nguyệt hộ tương kiến (Chỉ hiềm nỗi năm tháng hổ tương gặp gỡ). - Mạc đạo sinh thời tài vượng cung (gặp cách này thời thôi đừng nói chuyện giờ sinh gặp vượng). - Dương Nhận chi cách phạ kiến quan (Cách Dương nhận rất sợ gặp quan). - Thời trung kiến quan họa thiên đoan (Trong giờ gặp quan thời ngàn mối họa) 113 - Đại kỵ tài vượng sinh tam hợp (Tối kỵ là tài vượng, gọi là tam hợp) Đoạn chỉ Thương sát thể bát toàn. (Như chặt ngón tay: thân thể bất toàn) - Dương nhận ở thượng giới chủ chinh phạt ở hạ giới, nắm quyền chém giết. Dương nhận hợp với ác sát thời làm trộm cướp, thân gặp hình xung thời làm đồ tể, nếu lưu niên gặp thêm ác sát và quan sát thời hay chết trong tù ngục, nếu bị đỏ quạ dương nhận tất bị chém đầu. Luận về Hình hợp: Thế nào là Hình hợp? Tức là trong hình gặp hợp. Mệnh gặp cách này thường mê tửu sắc, đam mê đến nổi như người mất hồn. Độc giả có thể tham khảo những lá số sau đây để làm mẫu: Tài---------------------Nhật nguyên----------Tài-------------Tỷ Tân----------------------Bính------------------Tân-----------Bính Mão---------------------Tý--------------------Mão------------Tý __________________________________________________ _ Ấn--------------------Tài--------------------Ấn----------------Tài Mộc dục------------Thai------------------Mộc dục----------Thai Số này năm tháng ngày giờ đều thuộc cách hình hợp: Bính hợp với Tân nhưng Tý và Mão tương hình. Do tính thông khắc Bính hỏa. Thân lại suy nhược. Năm 26 tuổi giao với Giáp Ngọ, 36 tuổi giao với Bính Thân, Thìn Tuất năm gặp 114 Dương nhận lại có hai chữ Tý cung Ngọ, đó là Nhận hình đều hợp nên vì tửu sắt dâm dật mà chết. Tài--------------------Nhật nguyên----------Tài-------------Tài Kỷ ------------------------Giáp---------------Kỷ-------------Kỷ Tỵ-------------------------Dần----------------Tỵ-------------Tỵ ______________________________________________ B:Thìn----------------G:Tỷ--------------Thực-----------Thực M:--------------------B:Thuộc------------T/tài------------T/tài C:SÁt---------------M:Tài-----------------Sát--------------Sát Bệnh----------------Lộc--------------------Bệnh----------Bệnh Mệnh này thân vượng, tài vượng, thân được trường sinh như vậy là nhập cách, không nên hình và hợp quá nặng (Giáp hợp Kỷ nhưng Dần lại hình Tỵ) hạn Quý Hợi xung Tỵ, nên hạn mê tửu sát bị bệnh khô huyết mà chết. Tài---------------------Nhật nguyên---------Tài----------------Quan Quý-----------------------Mậu--------------Quý----------------Ất Sửu----------------------Tuất----------------Mùi---------------Mão __________________________________________________ _ Kỷ:Kiếp---------------M:Tỷ---------------K:Kiếp-----------Ất:Quan T:Thương-----------T:Thương-----------Đ:Ấn--------------------- Q:Tài---------------Đ:Ấn------------------S:Quan---------------- Dưỡng-------------------------------------Suy-------------Mộc dục Đây là Nữ mệnh sinh nhằm ngày Mậu Tuất vào trung tuần tháng 6. Tuế can lộ ra chữ Ất, ngày Mậu gặp Ất làm quan tinh. Địa chi Hợi Mão Mùi hợp thành mộc cục sinh cho hỏa nằm trong Tuất là ấn thụ của Mậu. Số này được cách quan ấn lưỡng toàn duy có điều không nên gặp giờ Quý Sửu, bị quý thủy nằm trong Sửu xung hỏa nằm trong Tuất (Sửu và Tuất hình nhau). Sau đây là bài thơ tổng luận về Hình hợp 115 - Tứ trụ tam chi hợp đắc hình (Can chi trong tứ trụ có hợp lẫn hình) - Đa nhiên tài sắc tráng kỳ thiện (Tài liệu photo mờ không đọc được) Luận về Phúc đức tứ khí: Luận về phúc đức tú khí phải xét nhật chủng như sinh nhằm những ngày Ất Tỵ, Ất Dậu, Ất Sửu, Ất lấy Canh làm quan tinh cần lộ xuất, sát cần được chế phục, cần gặp Ấn thụ, rất kỵ sinh vào tháng 8 (vì tháng 8 nhằm tháng Dậu, trong Dậu có Tân là sát cho Ất) thời lộ sách. Ngoài ra rất thích gặp Ấn thụ vận và vượng tướng, kim quan vận, gặp hai vận này đều phát phúc. Nếu trong tứ trụ có lộ chữ Tân kim sát thời sách này cần phải được chế phục. Sinh ngày Đinh Tỵ, Đinh Dậu, Đinh Sửu lấy Nhâm làm quan tinh, gặp Kim sinh thương là tốt, cũng rất kỵ sinh vào tháng 8, vì hỏa tử tại Dậu, nhưng gặp quan vận vương thời phát phúc. Sinh ngày Kỷ Tỵ, Kỷ Dậu, Kỷ Sửu tất dùng Giáp mộc làm quan tinh, Tỵ Dậu Sửu hợp thành Kim cục làm tổn thương quan tinh, cũng gọi là lạc khí đều không tốt. Dù được Kim cục có thể sinhk cho tá thủy, nhưng trong trụ không nên có Hỏa làm tổn thương cho Kim cục, vận hành gặp Tài vượng sẽ phát. Sinh nhằm ngày Quý Tỵ, Quý Dậu, Quý Sửu, lấy Kim làm Ấn thụ, gặp Tỵ Dậu Sửu hợp thành Kim cục, có thể sinh quý thủy, rất kỵ sinh vào tháng tư vì thủy gặp tuyệt ở Tỵ, tuy nhiên Kim sinh ở Tỵ, mà thủy nhờ Kim sinh, cho nên gặp tuyệt mà được sinh thành ra bất tuyệt, vận hành đến quan tinh ấn thụ cũng có thể phát phúc, đặc biệt rất kỵ hỏa tài vì sợ làm hại kho. 116 Sau đây là bài thơ tổng luận về phúc đức tú khí - Ất Tỵ, Ất Dậu, tinh Ất Sửu (Ngày sinh nhằm Ất Tỵ, Ất Dậu và Ất Sửu) - Bái nguyệt sinh nhân, nhân đoản thọ (Sinh nhằm tháng 8 thời không sống lâu) - Tứ trụ nhược kiến hỏa thương quan (Trong tứ trụ nếu gặp hỏa làm tổn thương quan tinh) - Thất chức giáng quan hung sự hữu (Sẽ bị mất chức giáng nhau, gặp điều dữ) - Đinh Tỵ, Đinh Dậu tính Đinh Sửu (Ngày sinh nhằm Đinh Tỵ, Đinh Dậu, Đinh Sửu) - Bát nguyệt sinh nhâm nhân bất cửu (Sinh nhằm tháng tám, không sống lâu) - Tiền tình danh lợi lưỡng vô căn (Trong cuộc đời, danh và lợi đều không gốc rễ) - Đại sầu phá ấn chỉ giao Dậu 117 (Rất ngại ấn bị phá vận gặp Dậu) - Kỷ Tỵ, Kỷ Dậu, tính Kỷ Sửu (Kỷ Tỵ, Kỷ Dậu và Kỷ Sửu) - Phúc đức tứ khí tạo hóa hữu (Đó là phúc đức tứ khí có sẵn của tạo hóa) - Đại phạ tứ trụ họa tương xâm (Rất sợ trong tứ trụ có hỏa xâm phá) - Đa hữu công danh bất trường cửu (Phần lớn có công danh cũng không được lâu bền) - Quý Tỵ, Quý Dậu cập Quý Sửu (Sinh nhằm ngày Quý Tỵ, Quý Dậu và Quý Sửu) - Tứ nguyệt sinh nhân, nhân bất cửu (Sinh nhằm tháng tư, không sống lâu). - Công danh thành tựu, tại vãn niên (Dù có công danh cũng muộn màng) - Tối kỵ thực thần tính thương quan 118 (Rất kỵ Thực thần và Thương quan) Luận về tạp khí: (Thìn Tuất Sửu Mùi) Tạp khí thường ẩn tàng trong 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi: Ví dụ trong Thìn có chứa 3 chữ Ất, Quý, Mậu, trong Tuất có chứa 3 chữ Tân, Đinh, Mậu, trong Sửu có chứa 3 chữ Quý, Tân, Kỷ. Trong Mùi có chứa 3 chữ Đinh, Kỷ, Ất. Bốn cung này không phải là chính khí mà là tạp khí. Giáp trấn thủ ở cung Dần là vị trí của dương mộc, Ất trấn thủ cung Mão, cả hai đều làm chủ mùa xuân đoạt được khí của phương đông. Thìn là gốc của Đông Nam lại là giao điểm của mùa xuân và hạ. Nếu không thuần nhất nên bẩm mệnh cũng không thuần nhất, vì thế lấy tên là tạp khí. Các cung Mùi Sửu Tuất chủ tương tự như vậy. Vậy thì xem số người sinh Can giáp, căn cứ vào đâu để giải đoán. Ví dụ can ngày sinh là Giáp, sinh nhằm tháng Sửu, thời thấy quý khí nằm trong cung Sửu. Vì lẽ trong Sửu có tên làm chính quan, quý làm Ấn thụ, Kỷ làm chính tài. Như vậy, tháng Sửu được cả tài, quan, Ấn thụ, dĩ nhiên là quý hiển. Vậy tóm lại cần xét kỹ trong tứ trụ lộ ra chữ gì, rồi tùy theo đó mà định cát hung. Tuy nhiên Thìn Tuất Sửu Mùi được coi như là mộ khố, những bảo vật chứa trong kho tàng cần được khai phá, mở then khóa để lộ của cải ra mới được phát phúc. Vậy lấy gì để mở then mở khóa, đó chính là hình xung phá hại là phương tiện để mở khóa. Như trong tứ trụ có sẵn hình xung phá hại là khai được mộ khố. Nhưng nếu vận lại gặp Mùi xung phá hại thời rơi vào trường hợp phá hại quá nhiều lại không tốt. Nói chung tạp khí cần có nhiều tài thời số được quý hiển, nếu cột năm và giờ 119 lại rơi vào cách khác, thời lại tùy theo cách đó mà đoán. Đây là Thiên địa tạp khí không được thuần nhất, nên khí đó không mạnh, cách khác chuyển ở cột năm và cột giờ, có ảnh hưởng nặng. Vì thế xem mệnh phải cân nhắc trọng khinh mà định họa phúc. Tiên luận trọng, thứ luận khinh như vậy mới có hy vọng chính xác. Sau đây là bài thơ tổng luận về tạp khí - Tạp khí quan tinh tại nguyệt cung (Tạp khí quan tinh xuất hiện ở (tháng sinh) - Thiên can thấy xuất thủy vi cương (Thiên can lộ ra trước là sao Thiên cương) - Tài đa quan vượng nghi xung phá (Nếu tài nhiều và quan vượng cần được xung phá) - Thiệt kỵ can chi áp phục tàng (Rất Kỵ can chi bị đè ép ẩn núp) Luận về Nhật Quý Thế nào là Nhật quý? Là tiếng gọi tắt của Thiên Ất Quý nhân (xin xem lại mục Ngọc đường Thiên Ất Quý nhân) chỉ sinh nhằm 4 ngày sau đây mới gọi là Nhâm quý: Đinh Dậu - Đinh Hợi Bính ・ Đinh chư kê vị 120 Quý Tỵ - Quý Mão Nhâm ・ Quý thế xà tàng Nhật quý rất kỵ bị hình xung phá hại. Kinh có nói: Sùng là báu, kỳ là quý, vì thế quý nhân rất kỵ tam hình lục hại, quý thần chủ yếu ở ngày sinh, vận hành rất sợ gặp không vong. Gặp Nhật Quý không bị ác sát kể trên, xâm phạm thời bẩm tính thuần nhất, có nhân đức, uy nghi, tuấn tú, không khinh thế ngạo vật. Nếu bị hình khắc như trên thời số nghèo hèn, hình xung quá nặng thời quý nhân phẩn nộ trở thành tai họa. Nhật quý còn có phép luận theo giờ sinh, và có phân biệt rõ ngày diêu, sinh ngày cần được Nhật quý, sinh diêu cần được dạ quý. Thơ tổng luận về Nhật quý: - Nhật quý chi can quý vị tàng (Nhật quý ở chi hay can cùng có ảnh hưởng như nhau) - Không vong đại ký đới quan xung (Rất kỵ không vong và quan tinh xung phá) - Nhân từ tịch điếu, đa tư sắc (Sinh vốn nhân từ tích đức, uy nghi tuấn tú) Hợi hợp tài hương không bất không (Hợi hợp tài hương không thành bất không) 121 Luận về Nhật Đức: Có 5 ngày gọi là Nhật đức: Giáp Dần, Mậu Thìn, Bính Thân, Canh Thìn, Nhâm Tuất, càng gặp nhiều phúc tinh, rất kỵ hình xung phá hại, ghét quan tinh và tài vượng gia lâm hội họp, kỵ không vong và khôi cương. Nhật Đức có đặc tính là từ thiện, trung hậu. Vận hành thân vượng, thời vô cùng tốt đẹp. Nếu được tài quan gia lâm, thời lại là phá cách, may ra thoát khỏi được những tai họa rủi ro, nhưng gặp lúc vượng khí đã suy, vận lại gặp Khôi cương là đến ngày tận số. Luận về Nhật nhân Nhật nhân cũng đồng nghĩa với Dương Nhận, có 3 ngày Nhật nhân là Mậu Ngọ, Bính Ngọ, Nhâm Tý, cùng một ý nghĩa với Dương nhận, không thể gặp hình xung phá hại, nếu gặp Thất sát tức là quý mệnh. Nếu trong tứ trụ được 1 sát hội họp ắt được phước lạ. Kình Dương ở mạng thì người mắt lớn râu dài, tính tình cương quyết, ít lòng nhân từ trắc ẩn, và hay tàn nhẫn, gặp tam hình, trị hình, khôi cương toàn vẹn thời phát tích ở chốn biên cương trận mạc. Nếu rơi vào trường hợp vô tình hoặc là tài vượng thời chủ hung tai. Nếu có cứu thần thời nên xét kỹ. Hình hại đều toàn vẹn, tất cả đều đắc địa thời quý hiển khôn kể xiết. Ảnh hưởng của giờ sinh đối với Dương nhận là quan trọng nhất. Trong tứ trụ không nên gặp Tài, sợ Dương nhận bị xung. Như ngày Mậu, Nhận ở Ngọ, rất kỵ đến Tý là chính tài vận; Nhâm, Nhận ở Tý rất kỵ đến Ngọ là chánh tài vận; Canh, nhận ở Dậu, rất kỵ đến Mão là chính tài vận. Ngoài giáp vận hành đến Tỵ Ngọ và tài vận là Thìn Tuất Sửu Mùi thì vô hại, nhưng Kỵ Dậu vận. Ngày Bính, nhận ở Ngọ, gặp vận Thân Dậu Canh Tân Sửu vô hại, nhưng kỵ Tý vận. Nói chung, gặp Dương nhận, điều cần thiết là (thân được vượng, cần có vật để 122 trừ khử, Kinh có câu: Người có người quỷ, vật có vật quỷ, gặp thành tai họa, trừ khử là phúc. Sau đây là lá số của quan Tham Chính họ Cát. Quan-----------------Nhật nguyên---------T/tài----------T/tài Ất--------------------------Mậu--------------Nhâm----------Nhâm Mão------------------------Ngọ------------Tý---------------Thân _______________________________________________ Â:Quan---------------Đ:Ấn-----------G:Tài-----------C:Thực ------------------------Kỷ:Kiếp--------------------------N:T/tài------------------------------------------------------------M:Tỷ ---------------------Dương nhận--------------------------------- Ngày Mậu gặp Nhâm tại Ngọ, may gặp giờ Ất Mão, nhận được chính quan chế phục, vì thế trở thành đại phúc. Luận về Khôi cương: Có 4 ngày gọi là Khôi cương: Nhâm Thìn, Canh Tuất, Mậu Tuất, Canh Thìn. Nếu trong tứ trụ có nhiều chi Thìn hay Tuất giống như chi của ngày sinh thì phát phúc. Vận hành thân vượng thì phúc lộc dồi dào. Nhưng vận gặp tài quan thường xảy ra tai họa. Khôi cương lâm mệnh thời bản tính thông minh, văn chương lỗi lạc, gặp việc quyết toán nhanh chóng nhưng hơi hiếm sát. Nếu trong tứ trụ có tài và quan hoặc gặp Hình sát thời tai họa khó lường. Nếu nhật chủ bị nhiều chi xung thời bị kẻ tiểu nhân luôn luôn bị hình phạt, nghèo thấu xương. Vận gặp tài: quan vượng, nên đề phòng hậu họa Thơ tổng luận về Khôi cương 123 - Đại phàm tứ trụ nhật đa đồng (Trong tứ trụ có chi tương đồng với Nhật chi) - Quý khí tức lai tại thử trung (Thời quý khí đều chứa ở trong đó) - Nhật chủ độc phùng xung khắc hoạn (Nếu Nhật chủ bị xung khắc) - Tài quan hiển lộ họa vô cùng (Nếu tài quan đều lộ thì tai họa vô cùng) Luận về Kim thần: Kim thần là nói về giờ, có 3 giờ gọi là Kim thần: Quý Dậu, Kỷ Tỵ, Ất Sửu. Kim Thần là thần phá hoại cần được chế phục, gặp hỏa là tốt. Nếu trong tứ trụ có Thất sát, Dương nhận là quý hiển. Gặp gỡ Kim Thần thường là người dũng mãnh, lấy uy vũ cường bạo làm đầu. Hung dữ như Cọp, muông thú đều khiếp sợ, có oai và đức. Nhưng số thường cứng quá thời gãy. Nếu không được chế phục thì oai và đức thiếu quân bình, mất đạc trung hòa. Cho nên cần được chế phục để được thuần hòa mới được hưởng phúc. Tuy nhiên bẩm tính vốn cương quyết và mùi mẫn, có chí khí khó mà chế phục. Cần gặp hỏa vận, trong tứ trụ gặp hỏa cục mới được phú quý, gặp thủy vận thời nguy tai. Sinh ngày Giáp Ngọ, gặp giờ Kim Thần được quý hiển, gặp Hỏa vận mộc vận thời phát phúc, gặp Kim vận thủy vận thời tai họa: Kim thần gặp hỏa tất nhiên 124 là quý hiển, vì nhờ Hỏa khắc Kim nên phát, gặp gỡ Kim thần là tất nếu có hỏa thời nên công và phát phúc. Luận về thời mộ: Nói về thời mộ (Tứ mộ) tức là nói tài quan gặp giờ mộ, cần gặp hình xung phá hại để mở tung then khóa mới có thể phát được. Người nhằm vào cách này thời tuổi thiếu niên chưa phát: Kinh có câu: Thiếu niên bất phát mộ trung nhân. Điều đáng ngại là có vật gì đè ép. Ví dụ, sinh ngày Đinh thời Thìn là khố quan, lại có chữ Mậu để áp chế nên khó phát, và quan của Đinh khó có cơ hội vươn lên được. Như vậy gặp can nào hợp với Mậu lại càng tai hại. Trái lại Mậu cần được phá mới phát phúc. Kinh có câu: quan nhập mộ thì khó phát dù là người có tài năng. Luận về 18 cách: 1. Chính quan cách: Chính quan cách là trong cột tháng có chính quan, nếu cột giờ lại có tài tinh, thời vô cùng quý hiển. Chính quan cách rất kỵ xung phá, sợ gặp Thương quan Thất sát, Đại vận cũng vậy. Đặc biệt rất thích gặp Ấn thụ, thân vượng, tài tinh. Tuế vận cũng vậy. Nói về quan tinh, điều tiên quyết cần được lộ, không nên tàng. Đại khái làm quan thời phải xuất đầu lộ diện, tỏ rõ oai đức để giúp ích cho quốc gia mới xứng đáng là kẻ đại trượng phu, nếu ẩn tàng, chẳng khác gì bị ép mình dưới tay kẻ khác, đúng là số làm đầy tớ của đầy tớ khác, há chẳng phải là số hèn mọn sao? 125 Sau đây là số của những người có chính quan cách được hiển đạt nhờ quan tinh lộ. Số của Tư Phủ họ Vương Thực--------------Nhật nguyên----------Kiếp------------Kiếp Bính-----------------Giáp-----------------Ất----------------Ất Dần-------------------Tý----------------Dậu---------------Mùi ______________________________________________ G:Tỷ-----------Q:Ấn---------------T:Quan-----------K:Tài B:Thực-------------------------------------------------Đ:Thương M:T/tài--------------------------------------------------A:Kiếp Lộc-----------M.dục--------------Thai--------------Suy Số của Kim thừa tướng: T/tài-------------------Nhật nguyên---------Thực------------Ấn Canh---------------------Bính-----------------Mậu-----------Ất Dần-----------------------Tý--------------------Tý------------Mão G:T/ấn---------------Q:Quan------------Q:Quan-----------A:ẤN B:Tỷ--------------------------------------------------------------- M:Thực------------------------------------------------------------- Sinh-------------------Thai----------------Thai-------------M.dục Số của Kim Trạng nguyên: T/tài----------------Nhật nguyên------------Tỷ---------------T/ấn Canh------------------Đinh-------------------Đinh-------------Ất Tuất------------------Mùi----------------------Hợi-----------Mão M:--------------------K:Thực------------N:Quan---------A:T/ấn T:--------------------Đ:Tỷ----------------G:Ấn------------------- Đ:--------------------A:T/Ấn------------------------------------------ Dưỡng------------Q.đới-----------------Thai-------------Bệnh 126 Số của Trần Thị Lang: T/tài-------------------Nhật nguyên--------Quan----------Tài Nhâm-------------------Mậu------------------Ất------------Quý Tý----------------------Dần------------------Mão-----------Mùi Q:Tài------------------G:Sát-------------A:Quan---------K:Kiếp -----------------------B:T/Ấn------------------------------Đ:Ấn -----------------------M:Tỷ-------------------------------A:Quan Thai------------------Sinh---------------M.dục-----------Suy Số của Liêu Tướng công: T/tài------------------Nhật nguyên----------T/tài---------T/tài Nhâm-------------------Kỷ-----------------Nhâm----------Nhâm Thân--------------------Mão---------------Dần-------------Dần C:Thương----------Ất:Sát-------------G:Quan--------G:Quan N:T/tài-----------------------------------B:Ấn-----------B:Ấn M:Kiếp----------------------------------M:Kiếp---------M:Kiếp M.dục--------------Bệnh----------------Tử--------------Tử Số của Trần Thị Thừa Ấn------------------Nhật nguyên-----------Tỷ-----------------T/tài Mậu--------------------Tân-----------------Tân---------------Ất Tý---------------------Mùi-------------------Tỵ---------------Dậu Q:Thực-------------K:T/Ấn------------B:Quan-------------T:Tỷ -----------------------Đ:Sát--------------M:Ấn--------------------- -----------------------Â:T/tài------------C:Kiếp--------------------- Sinh-------------------Suy----------------Tử---------------Vượng Chú thích: Số của Vương Tử Phủ, sinh vào tháng 8 có chính quan là Tân Kim không có Mão, Đinh khắc phá. 127 Số của Trần Tự Thừa sinh ngày Tân, giờ Mậu Tý, không có quan tinh được cách lục âm triều dương. Thơ tổng luận về chính quan cách - Niên thượng quan tinh vi Tuế đức (Quan tinh xuất hiện ở cột năm gọi là Tuế đức) - Kỷ phùng tài đức thử thân cung (Thân cung gặp tài là rất tốt) - Bất phùng thất sát thiên quan vị (Không nên gặp Thất sát hay Thiên quan) Vô hình vô xung phương vi cát (Không gặp hình xung mới được coi là tốt) Chính quan cách rất kỵ hình xung Sau đây là những lá số bị phạm vào cách trên. Số của Tiết Tướng Công: T/tài----------------Nhật nguyên-----------Ấn-----------Kiếp Mậu ---------------------Ất---------------Nhâm-----------Giáp Dần----------------------Tỵ--------------Thân--------------Tý G:Kiếp-------------B:Thương----------C:Quan---------Q:T/Ấn B:Thương-----------M:Tài-------------N:Tỷ--------------------- M:Tài--------------C:Quan-------------M:Tài------------------ 128 Số của Phạm Thái Phó: Ấn------------------Nhật nguyên----------Tài----------------T/Ấn Bính------------------Kỷ-------------------Nhâm--------------Đinh Dần------------------Tỵ--------------------Dần----------------Sửu G:Quan--------------B:Ấn--------------G:Quan-------------K:Tỷ B:Ấn--------------M:Kiếp---------------B:Ấn---------------T:Thực M:Kiếp-----------C:Thương-----------M:Kiếp-------------Q:T/tài Số của Lý Tú Phủ: Thực-----------------Nhật nguyên-----------T/tài------------Tài Giáp-------------------Nhâm------------------Bính----------Đinh Thìn--------------------Dần------------------Ngọ------------Dậu M:Sát----------------G:Thương-------------Đ:Tài--------T:Ấn A:Thương----------B:T/tài------------------K:Quan---------- Q:Kiếp--------------M:Sát-------------------------------------- Mộ-------------------Bệnh-------------------Thai----------M.dục Số của Chu Lang: Thương-----------------Nhật nguyên--------Ấn--------------Tài Bính-------------------------Giáp--------------QUý-------------Kỷ Dần-------------------------Thìn---------------Dậu---------------Mão G:Tỷ------------------M:T/tài-------------T:Quan------------A:Kiếp B:Thương------------A:Kiếp------------------------------------------ M:T/tài---------------G:ẤN------------------------------------------ Số của Thủ Đồng Tri Mậu-----------------------Giáp--------------Tân--------------Mậu Thìn-----------------------Thìn-------------Dậu---------------Dần M:T/tài-----------------M:T/tài--------T:Quan------------G:Tỷ A:Kiếp------------------Â:Kiếp------------------------------B:T/ấn Q:ẤN--------------------Q:Ấn------------------------------M:T/tài Như các lá số trên, độc giả thấy những đặc điểm: - Số của Tiết Tướng công, quan tinh lộ ở cột tháng nhưng trong tứ trụ có đủ tam hình: Dần, Tỵ, Thân. - Số của Phạm Thái Phó cũng có Dần và Tỵ là quan tinh phạm hình. - Số của Lý Tư Phủ, cột tháng có quan tinh chính khí, song ngày và giờ đều gặp sát, phạm vào cách quan sát hỗn tạp. - Số của Chủ Lang Quan tinh Dậu bị Mão xung. - Số của Thi Đồng Tri được quan tinh độc hiệu và được Thìn hợp với Dậu. Vậy tóm tắt lại: Quan tương chính khí rất kỵ hình xung, nếu nhiều quan xuất hiện có ảnh hưởng như sát, chỉ có một quan tinh xuất hiện mới tốt. 2). Tạp khí Tài quan cách: Tạp khí nằm ở trong 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi. Tài, quan, ấn thụ đầy đủ, thường ẩn tàng trong tứ quý tức là Thìn Tuất Sửu Mùi. Nếu quan lộ, Ấn lộ, tài lộ thời vô hại, tài sức quan mà quên phá ấn. Ví dụ trong cung Thìn có chứa Ất Mộc, quý Thủy, Mậu Thổ. Trong cung Tuất có Tân Kim, Đinh Hỏa, Mậu Thổ. Trong cung Sửu có Quý thủy, Tân Kim, Kỷ Thổ. Trong cung Mùi có Ất Mộc, Đinh Hỏa, Kỷ Thổ. Sau đây là những lá số hợp với Tạp khí Tài quan cách - Số của Lý Liễu Đề: 129 130 (Sát)Tài----------------Nhật nguyên-------T/ấn-----------Thương Tân-------------------------ĐInh-----------Ất------------------Mậu Hợi------------------------Mùi-------------Sửu-----------------Tý N:Quan-------------K:Thực-------------K:Thực-----------Q:Sát G:Ấn----------------Đ:Thực-------------T:T/tài-------------------- -----------------------A:T/Ấn-------------Q:SÁt------------------- Số của Hoàng Trạng Nguyên: TÀi--------------------Nhật nguyên------------Quan------------Tài Nhâm--------------------Kỷ-----------------------Giáp----------Nhâm Thân-------------------Mão------------------------Thìn-----------Tý C:Thương------------Â:Sát-------------------M:Kiếp---------Q:Tài N:Tài--------------------------------------------Â:SÁt---------------- M:Kiếp-----------------------------------------Q:T/tài---------------- Số của Dương Hòa Vương: Thực-----------------Nhật nguyên---------------------------------- Nhâm-----------------Canh-------------------Đinh----------Nhâm Ngọ--------------------Tuất--------------------Mùi------------Tý Đ:Quan--------------M:T/ấn-----------------K:Ấn------Q:Thương K:Ấn-----------------T:Kiếp-----------------Đ:Quan------------- -----------------------Đ:Quan-----------------A:Tài---------------- Số của Từ Tướng Công: Thực-------------Nhật nguyên--------------Ấn------------Tài Đinh-------------------Ất--------------------Nhâm----------Mậu Sửu-----------------Mão---------------------Tuất------------Tý K:T/tài------------Â:Tỷ-------------------M:Tài-----------Q:T/ẤN T:SÁt-------------------------------------T:SÁt-------------------- Q:T/Ấn------------------------------------Đ:T/ẤN---------------- 131 Số của Lâm Thị Lang Kiếp------------------Nhật nguyên-----------T/tài--------T/Ấn Mậu ------------------------Kỷ----------------Quý-----------Đinh Thìn------------------------Dậu--------------Sửu-------------Sửu M:Kiếp-----------------T:Thực----------K:Tỷ---------------K:Tỷ A:Sát--------------------------------------T:Thực--------------T:Thực Q:T/tài-----------------------------------Q:T/tài---------------Q:T/tài Số của Trương Tham Chính: Ấn--------------------Nhật nguyên----------Ấn-----------------Quan Mậu----------------------Tân---------------Mậu-----------------Bính Tý-----------------------Dậu---------------Tuất------------------Dần Q:Thực--------------T:Tỷ---------------M:Ấn-----------G:Tài ---------------------------------------------T:Tỷ-------------B:Quan ---------------------------------------------Đ:SÁt-----------M:Ấn Số của Vương Thái Úy: TÀi-------------------Nhật nguyên------------Ấn-------------Quan Canh--------------------Đinh-----------------Giáp-----------Nhâm Tý---------------------Dậu---------------------Thìn-----------Dần Q:SÁt--------------T:T/tài------------------M:Thương------G:Ấn ------------------------------------------------T:T/tài---------B:Kiếp --------------------------------------------------Đ:Tỷ--------M:Thương Số của Tuyên Tham Chính: T/ẤN----------------Nhật nguyên----------T/ấn--------------Quan 132 Tân-------------------Nhâm----------------Tân-----------------Kỷ Hợi-------------------Dần--------------------Mùi--------------Mão N:Tỷ--------------G:Thực---------------K:Quan----------A:Thương G:Thực------------B:T/tài----------------Đ:Tài--------------------- -----------------------M:SÁt---------------A:Thương-------------- Số của Tần Lang Cương: T/Ấn-----------------Nhật nguyên---------Kiếp-------------Thương Canh-----------------------Bính------------Đinh------------------Kỷ Dần------------------------Dần--------------Sửu----------------Mão G:T/ấn-----------------G:T/ấn------------K:Thương-------A:Ấn B:tỷ----------------------B:Tỷ-----------T:Tài--------------------- M:Thực------------------M:Thực----------Q:Quan----------- Số của Đặng Tri Phủ: Quan-------------------Nguyên---------------Tỷ----------------Quan Quý----------------------Bính----------------Bính----------------Quý Tỵ-----------------------Ngọ----------------Thìn------------------Tỵ B:Tỷ------------------Đ:Kiếp----------M:Thực-----------------B:Tỷ M:Thực---------------K:Thương----A:Ấn-------------------M:Thực C:SÁt---------------------------------Q:Quan------------------C:SÁt Số của Tần Thái Sư: Ấn-------------------Nguyên-----------------T/tài---------Quan Nhâm----------------Ất--------------------------Kỷ---------Canh Ngọ-----------------Mão----------------------Sửu-----------Ngọ Đ:Thực-----------A:Tỷ------------------K:T/tài-----------Đ:Thực K:T/tài-----------------------------------T:SÁt-------------K:T/tài -------------------------------------------Q:T/ấn------------------ Số của Phùng Diệu Sư: 133 Thương -----------------Nguyên---------------Tài--------------Kiếp Bính-----------------------Ất--------------------Mậu-------------Giáp Tý------------------------Mão------------------Thìn--------------Tý Q:T/ấn------------------A:Tỷ--------------M:Tài-----------Q:T/Ấn ---------------------------------------------A:Tỷ----------------------- ----------------------------------------------Q:T/Ấn------------------ Số của Vương Hy Chi: Ấn-----------------N.Nguyên--------------Kiếp----------Thương Tân------------------Nhâm------------------Quý----------ẤT Sửu------------------Tý--------------------Mùi--------------Mão K:QUan-----------Q:Kiếp----------K:Quan-------------A:Thương T:Ấn-----------------------------------Đ:Tài-------------------- Q:Kiếp--------------------------------A:Thương-------------------- Sau đây là bài thơ tổng luận về tạp khí tài quan cách. - Thìn Tuất Sửu Mùi vi tứ quý (Thìn Tuất Sửu Mùi là bốn tháng thuộc tứ quý) - Tài, quan, Ấn thụ cư tạp khí (Ở 4 cung này là tạp khí của Tài, quan, Ấn thụ). - Can đầu thấu xuất cách vi châu (Ở trên can lộ ra từ quan, Ấn thụ là chân cách) - Chỉ dụng tài đa vi tôn quý (Nếu gặp nhiều tài tinh tất được quý hiển) 134 - Tạp khí tòng lai tự bất thuần (Tạp khí vốn dĩ là không thuần nhất) - Hạ phùng biên xuất thủy vi tông (Ở dưới thấy lộ ra, lấy đó làm tông chí) - Thân cường tài vượng, sinh quan lộc (Thần mạnh, tài vượng sinh cho quan lộc) - Vận kiểm xung hình, trong bảo trân (Gặp vận xung hình, thật là quý hiển) Tài quan ở trí mộ, cần gặp xung hình để khai phá, tài quan mới hiển đạt. 3). Nguyệt thượng Thiên quan cách: Thiên quan là Thất sát, cần nhất là Nhật can được sinh vượng, mới đủ sức đương đầu với Thất sát. Nếu thân suy nhược, không đương đầu nổi, Thất sát trở thành mối họa. Cách này rất cần thân vượng, rất kỵ nhiều xung, người gặp cách này, bản chất tự trọng, tính cứng cỏi không chịu khuất phục. Thiên quan xuất hiện ở cột giờ cũng vậy, sát gặp Dương nhận là đắc cách Nguyệt thượng thông quan căn cứ vào địa chi, chỉ cần một vị duy nhất, vận gặp Thiên quan cũng tốt. Chẳng hạn sinh ngày Giáp Tý, cột năm và giờ cùng được đầy can chi, như vậy là Thân vượng, vận đến Thiên quan tốt, nhưng vận không nên gặp Chính quan, đối với tuế vận cũng vậy, luôn luôn nhớ rằng, Thất sát không nên quá vượng, vì Thái 135 quá cũng có ảnh hưởng như bất cập, dễ gây tai họa. Thất sát vượng gặp vận chế phục mới phát. Thiên quan ở cột giờ cũng có chung ý nghĩa. Nhiều khi xem mệnh, bất luận thuộc cách nào, chỉ cần nhìn kỹ thất sát nhâm khắc dụng thần, dù có sát thường cũng phát phúc. Sau đây là những lá số thuộc Nguyệt thượng Thiên quan cách: Số của Trần Lang Trung: Tỷ-------------N.Nguyên------------------Tài-----------------Quan Tân-------------Tân------------------------Giáp----------------Bính Mão-------------Hợi------------------------Ngọ----------------Tý A:T/tài----------N:Thực-----------------Đ:Sát-------------Q:Thực ------------------G:Tài--------------------K:T/Ấn------------------ Số của Hà Tham Chính: Ấn--------------------N.Nguyên-------------Sát----------------T/tài Tân-------------------Nhâm-----------------Mậu-----------------Bính Sửu-------------------Tuất-------------------Tuất----------------Dần K:Quan-------------M:Sát------------------M:Sát------------G:Thực T:Ấn------------------T:Ấn------------------T:Ấn-------------B:Tài Q:Kiến--------------Đ:Tài------------------Đ:Tài------------M:SÁt Số của Mã Tướng Sĩ: Thực-------------------N.Nguyên------------Tài-------------Kiếp Giáp----------------------Nhâm--------------Đinh-------------Quý Thìn----------------------Dần-------------------Tỵ-------------Mão M:SÁt-----------------G:Thực------------B:Tài---------Â:Thương A:Kiếp---------------B:Tài-----------------M:SÁt----------------- 136 Q:Kiếp----------------M:Sát----------------C:T/Ấn---------------- Số của Tướng Trạng Nguyên: SÁt----------------------N.Nguyên----------SÁt--------------T/tài Ất-----------------------------Kỷ---------------Ất--------------Qúy Sửu-------------------------Tỵ---------------Mão-------------Mão K:Tỷ----------------B:Ấn----------------A:Sát---------------A:Sát T:Thực-----------M:Kiếp------------------------------------------ Q:T/tài------------C:Thương-------------------------------------- Số của Vương Châu Phủ: Thực------------------N.Nguyên-----------Quan--------------Thực Mậu---------------------Bính-----------------Quý------------Mậu Tý-----------------------Thân-----------------Hợi------------Dần Q:Quan------------C:T/tài---------------N:Sát-----------G:T/ấn --------------------M:Thực----------------G:T/ấn---------B:Tỷ --------------------N:Sát---------------------------------M:Thực Nhìn vào lá số của Vương Châu Phủ, ta thấy sát thần quá vượng, cần gặp vận thuộc đông phương (Dần Mão). Nhìn vào bát tự, thân bị suy nhược, và chỉ vượng ở cung Dần, nơi đây Hỏa vượng thủy suy, ở cung Dần hỏa vượng được một năm, sang năm nữa, Mão hợp với Tuất thành hỏa cục, dù gặp Mão cũng bất lợi. Hơn nữa Mão với cô thần mộc khó sinh hỏa, mộc dù vượng cũng không sinh được như mộc ngâm nước vậy quanh là lửa, dù cho hỏa mạnh cũng khó bốc cháy. Vì thế vận gặp Dần và Đinh Mão mạng vong. Đó là ý nghĩa câu: Người lục bính gặp nhiều Hợi Tý. Sau đây là những lá số cũng thuộc cách trên: Số của Bộc Vương: Nhâm--------------------Nhâm--------------Quý-------------Bính 137 Dần-------------------------Tuất--------------Tỵ------------_Tuất G:Thương--------------M:Sát-----------B:T/tài----------M:SÁt B:T/tài------------------T:Ấn------------M:SÁt----------A:Thương M:Sát------------------T:Tài------------C:T/ấn----------Q:Kiếp Số của Triệu Thị Lang: Thương-------------N.Nguyên----------------------------------------- Đinh----------------Giáp-------------------Bính--------------Bính Mão----------------Dần---------------------Thân-------------Ngọ A:Kiếp-----------G:Tỷ------------------C:Sát------------Đ:Thương ------------------B:Thực---------------N:T/ấn-----------K:Tài ------------------M:T/tài--------------M:T/tài-------------------- Số của Lưu Vận Ty: T/tài---------------N.Nguyên----------------Ấn----------------T/ấn Canh----------------Bính--------------------Ất-----------------Giáp Dần----------------Tuất---------------------Hợi-----------------Dần G:T/ấn-------------M:Thực--------------K:Sát------------G:T/ấn B:Tỷ----------------T:Tài----------------G:T/ấn-----------B:tài M:Thực-------------Đ:Kiếp------------------------------M:Thực Số của Hoàng Thị Lang: T/tài------------------N./Nguyên------------Tài--------------Kiếp Canh---------------------Bính---------------Tân--------------Đinh Dần---------------------Thân-----------------Hợi-------------Hợi G:T/ấn----------------C:T/tài-----------------N:Sát--------N:Sát B:Tỷ-------------------N:Sát-----------------G:T/ấn--------G:T/ấn M:Thực--------------M:Thực--------------------------------------- Số của Thiếp Mộc Thừa Tướng: 138 T/tài------------------------------------Tài------------------Thực Canh---------------Bính-------------Tân-------------------Mậu Dần----------------Thân-------------Dậu-------------------Thân G:T/ấn------------C:Tài-------------T:Tài--------------C:T/tài B:Tỷ---------------N:Sát---------------------------------N:Sát M:Thực-----------M:Thực------------------------------M:Thực Thời Thượng Thiên Tài cách: Thời Thượng Thiên Tài cách cùng có chung một ý nghĩa với Thời Thượng Thiên quan cách. Thiên tài chỉ xuất hiện độc nhất trên cột giờ mới đắc cách. Các cột năm tháng ngày không nên có tài, ngoài ra rất kỵ xung phá giống như Nguyệt Thượng thuộc quan cách. Cách này gặp tài vận vượng thời phát phúc. Thơ tổng luận về Thời Thượng Thiên tài cách: - Thời Thượng Thiên tài nhất vị giai (Trên cột giờ chỉ có một Thiên tài xuất hiện là tốt). - Bất phùng xung phá hưởng vinh hoa (Không gặp xung phát tất được hưởng vinh hoa) - Nguyệt Thiên tài thị chúng nhân tài (Trên cột tháng có Thiên tài là tài của mọi người) - Tối phạ can chi huynh đa lại (Rất kỵ can chi có nhiều tỷ kiếp) 139 - Thân cường tài vượng giai vi phúc (Thân vượng tài cũng vượng mới là tốt) - Nhược quy quan tinh túc vi tai (Nếu gặp quan tinh thời lại là tai họa) - Thời chính tài dữ chính quan đồng (Trong cột giờ có chính tài cũng giống như chính quan) - Bất phùng phá hại dữ tương xung (Khôn gặp phá hại với tương xung) - Trái xung bất kiến tài quan sát (Không gặp xung và không có tài, quan sát) - Phong thời lai tầm thử cách trung (Chỉ thấy thiên tài ở cột giờ là trúng cách) Số của Hầu Tri Phủ, can và chi trùng kiếm huynh đệ đến là tài bị phân đoạt, nhưng may nhờ có nhiều tài. Cũng vì thân nhược khó đảm đương nhiều tài, nên cần có huynh đệ (chia xẻ bớt tài, như vậy được trung hòa mà thành ra tốt). Thời thượng nhất vị quý cách: Thế nào là thời thượng nhất vị quý? Chữ quý dùng ở đây là Thất sát, ở trên cột giờ chỉ đơn thuần có Thất sát (nhất vị). Vậy trong tứ trụ, chỉ có cột giờ xuất hiện Thất sát, đó là quý cách. Tuy nhiên, nếu cả 3 cột năm tháng ngày nếu cùng Thất sát xuất hiện thời kết 140 quả ngược lại là suốt đời lao khổ. Ngoài ra, nếu chỉ đơn thuần có Thất sát xuất hiện ở cột giờ, điểm chủ yếu là thân phải vượng. Nếu trong nguyên cục đã có các hành khác chế phục, vận hành đến sát tinh, hoặc được tâm hợp tất nhiên phát phúc. Nếu không có chí phục, thời vận hành cần gặp chế phục mới phát, bằng không sẽ gặp tai họa trùng trùng. Nguyệt Thương Thiên quan rất sợ sung và dương nhận nhưng thời Thượng Thiên quan kiêng sợ hung và dương nhận. Điều cần ghi nhớ là bản thân cần được tự vượng, như Nhật can là Giáp Ất sinh nhằm tháng giêng, tháng hai. Mệnh người nào nhằm cách thời Thượng Thiên quan thì tính tình tự trọng, cương quyết, cố chấp không chịu khuất phục. Nguyệt Thượng Thiên quan cũng vậy. Trong bài thơ Tứ ngôn độc bộ có tổng luận về cách trên như sau: Sát vượng thân nhược, suốt đời gặp tổn hại, nếu gặp chế phục, mới là quý cách, Thất sát gặp chế phục, mới là kỳ cách. Nguyên cục có chế, vận lai gặp chí là hỏng việc. Trên cột giờ chỉ có 1 sát ẩn tàng ở trong chi là đúng. Nhật nguyên cần vững mạnh, danh lợi mới có khí. Sau đây là những lá số thuộc cách trên. Số của Thiếu Thừa Tướng, Nhật Can là giáp mộc, nhật chi là Ngọ, giáp mộc gặp tử ở Ngọ lại sinh vào tháng 9, nhật chủ càng suy nhược. Vậy nhờ vào đâu mà đắc cách. Nhờ vào vận hành bắc phương gặp Thủy sinh, vận hành đông phương mộc vượng. Ấn chủ lại không gặp Sát như vậy được khí trung hòa. Sau đây là bài thơ tổng luận về cách này: - Thiên quan diệu lý thuộc thần phùng (Có Thiên quan rất cần có thực thần chế phục) - Ấn thụ thân cường phúc lộc phong (Có Ấn thụ và thân lại vượng, phúc lộc dồi dào). 141 - Nhược kiến chính quan tinh đảo dụng (Nếu gặp chính quan hay Thiên Ấn) - Khước phùng Tử tuyệt họa trùng trùng (Và lại gặp Tử tuyệt thì tai họa khôn xiết) - Thiên quan hữu Ấn hóa vi quyền (Thiên quan gặp Ấn thụ hóa thành quyền tinh) - Vận trợ thân cường phúc lộc tuyền (Gặp vận giúp cho thân mạnh phúc lộc dồi dào) - Thiết kỵ thân nhược tính hình hại (Rất kỵ thân suy nhược và hình hại) - Nhất sinh đại họa bệnh liên miên (Suốt đời tai họa, bệnh tật liên miên) Phi Thiên Lộc mã cách Phi Thiên lộc mã là một cách tương đối đặc biệt cần phải gia tâm suy xét mới hiểu rõ nguồn gốc. Cách này gồm có 2 ngày Canh Tý và Nhâm Tý là ngày sinh. Tại sao lại chỉ có Canh Tý và Nhâm Tý. Trước hết cần hiểu hai từ ngữ lộc, mã. Lộc là quan tinh và mã là tài tinh, lộc cũng còn một nghĩa nữa là Thiên Lộc (tức là Lộc Tồn trong tử vi). Sau đó chữ Phi Thiên có nghĩa là xung. Ví dụ: Sinh ngày Canh Tý hay Nhâm Tý. Canh lấy chữ Đinh làm quan tinh, mà Đinh nằm trong Ngọ, vị trí lộc của Đinh tại đó, Tý 142 xung Ngọ, mà Ngọ chắc Đinh là quan Kim theo với Lộc. - Nhâm lấy Kỷ làm quan tinh, Kỷ cũng nằm trong Ngọ, vị trí lộc của Kỷ cũng tại Ngọ, Tý xung Ngọ. Ngọ chứa chữ Kỷ là quan kèm theo lộc. Cách phi thiên lộc mà kể trên nếu trong tứ trụ có một trong ba chữ Dần, Mùi, Tuất thời rất tốt. Nếu có chữ Đinh hay chữ Ngọ thì ảnh hưởng tốt đẹp, giảm phân nữa. Tuế quân và đại vận cùng chung ảnh hưởng này. Nhìn những lá số trên có những đặc điểm sau đây: - Trong tứ trụ có ít nhất hai chữ Tý trở lên - Có xuất hiện trong tứ trụ những chữ Dần, Mùi, Tuất. - Rất kỵ trong tứ trụ có chữ Đinh, chữ Ngọ. Chỉ thay đổi một chữ mà kiếp sống sang hèn đã phân biệt. Lá số sau chót của người ăn xin cũng là cách phi thiên lộc mã. Rất dễ bị một chữ Ngọ ở cung giờ xung phá, nên chịu kiếp sống nghèo hèn. Ngoài 2 ngày Canh Tý, Nhâm Tý, hai ngày khác cùng được cách phi Thiên lộc mã là Tân Hợi, Quý Hợi. Tuy nhiên, trong tứ trụ cần có một trong 3 chữ Thân Dậu hoặc Sửu để được quý hợp. Ví thử người sinh nhằm ngày Quý, có Hợi xung Tỵ nhưng trong tứ trụ có chữ Tuất (trong Tuất có chữ Mậu, nên Mậu hợp với Quý) thời hội không thể xung được. Tuế quân hay tại vận cũng rất kỵ bị một chữ hợp nên mất tính cách xung. Đối với ngày Quý Hợi có thể hiểu như sau: Quý hợp với Mậu, Hợi xung với Tỵ, Can Mậu nằm trong Tỵ và vị trí Lộc của Mậu tại đó. Quý hợp với Mậu là đắc lộc, nhưng rất kỵ Tuất vì Tuất cũng có Mậu nên mất tính cách thuần nhất. Đối với ngày Tân Hợi: 143 Tân hợp với Bính, hợp xung với Tỵ. Can Bính nằm trong Tỵ và vị trí Lộc của Bính cũng tại đó. Bính hợp với Tân là đắc lộc. Nhưng trong tứ trụ rất kỵ có một chữ Bính hay chữ Tỵ khác, lộc không còn giữ được thuần nhất, ảnh hưởng tốt đẹp bị suy giảm. Tuế quân hay đại vận cũng kỵ hai chữ đó. Đảo xung cách: Đặc điểm của đảo xung cách là trong tứ trụ không có quan tinh. Ngày sinh nhằm can Bính dùng chữ Ngọ, ngày sinh nhằm can Đinh dùng chữ Tỵ. Lý do được giải thích như sau: 1. Nhật can là Bính, phải lấy chữ Quý làm quan tinh. Quý nằm trong Tý, trong tứ trụ có chữ Ngọ án xung quý thủy quan tinh (hợp với lộc) Thơ tổng luận về Đảo xung cách thuộc chữ Bính - Bính nhật tu phùng Ngọ Tỵ xung (Ngày Bính rất cần chữ Ngọ xung) - Ngọ năng xung Tý cát tương phùng (Ngọ xung Tý mới gặp được sự tốt) - Bất tu luận hợp can hiếm thủy (Không nên gặp hợp và không gặp can Quý) - Tý quý tương phùng trị kiến hung (Trong tứ trụ có chữ Tý và Quý thời biến thành hung) 144 - Ngọ xung Tý, Quý thị quan tinh (Ngọ xung Tý và Quý là quan tinh) - Công danh vinh đạt hiển thần kinh (Công danh rạng rỡ ở chốn kinh đô) - Tối kỵ Mùi cung tương hạn hợp (Rất kỵ chữ Mùi trong tứ trụ hợp với Ngọ) - Bình sinh hư lội hựu hư danh (Suốt đời chỉ có hư danh hư lợi) 2). Nhật can là Đinh, phải lấy chữ Nhâm làm quan tinh. Nhâm nằm trong Hợi, trong tứ trụ có chữ Tỵ ám xung phân thủy là quan tinh (hội với lộc). Thơ tổng luận về đảo xung cách thuộc chữ Đinh: - Đinh nhật đa phùng tỵ tự thông (Nhật can là Đinh gặp nhiều chữ Tỵ là tốt). - Cục trung vô thủy quý hóa đồng (Trong nguyên cục kỵ có Nhâm lẫn lộn). - Thương quan thử cách nghi thương tận 145 (Không nên có chữ Thìn, vì Thìn là Thương quan của Đinh) - Kiến hội hình xung số tất không (Gặp Hợi hình xung thì không được hưởng cách này). Vậy Đảo xung cách có thể tóm tắt như sau: - Sinh ngày Bính, trong tứ trụ cần nhiều chữ Ngọ, Kỵ có chữ Quý, chữ Tý và Mùi - Sinh ngày Đinh, trong tứ trụ cần nhiều chữ Tỵ, kỵ chữ Nhâm, chữ Hợi, và Thìn. Hai chữ Mùi và Thìn đều thuộc thổ là thương quan của Bính và Đinh, nếu có trong tứ trụ sẽ tác hại đến quan tinh. Ất Tỵ thử quý cách: Đặc điểm của Ất Tỵ Thử quý cách là dùng cột thủy không xuất hiện quan tinh và rất kỵ chữ Ngọ xuất hiện trong tứ trụ. Chữ Thử ở đây là Chuột chỉ chữ Tý nên sợ Ngọ xung. Sinh ngày Ất gặp giờ Bính Tý là hợp cách, theo tục ngữ gọi là Tụ quý. Có hai thuyết: Thuyết thứ nhất cho rằng chỉ được coi là hợp cách khi vào trong tứ trụ, không có các chữ Canh, Tân, Thân, Dậu, Sửu vì trong đó có chứa Canh Tân thuộc Kim, là quan tinh của Ất mà nguyên tắc căn bản là phải vắng bóng quan tinh, nếu có tốt giảm ½. Thuyết thứ hai trong nguyên cục tuyệt đối không có quan tinh mới hợp cách. Riêng về đại vận và tuế quân nếu gặp quan tinh thời không tốt. Sau đây là thơ tổng luận về Ất Tỵ thử quý cách: 146 Ất mộc thiên can Bính Tý thời (Thiên can Ất mộc là ngày sinh gặp giờ Bính Tý) Ất Tỵ vận quý phải vi kỳ (Gặp vận Ất Tỵ thời hiển đạt lạ lùng) Vô xung quan sát phương vi mỹ (Không bộ quan sát xung phá mới là tốt) Niên thiết thanh danh bạt phượng trì (Tuổi trẻ thanh danh đã vang ở sân rồng). Tóm lại cách này lấy Nhật can làm chi, lấy Quý nhân ở cột giờ. Lục Ất thử quý cách: Đặc điểm của cách này là lấy Tý ám hợp với Tỵ, Tỵ động hợp Thân, Lộc của Canh nhằm cung Thân, Ất là can ngày sinh lấy canh làm quan tinh, do đó dẫn ra canh Kim, cách này rất thích các chữ Tý, Hợi, Mão, Mùi, Kỵ Tỵ sinh Dần, không nên xung phá thương hại đến hai chữ Ất và Tý và không nên có tài tinh. Sinh nhằm ngày lục Ất vào giờ Tỵ cũng coi như có quan tinh, rất kỵ Dần Ngọ Tuất (hỏa cục) xung phá. Trong tứ trụ có những chữ Canh Tân, Thân Dậu Sửu thời ảnh hưởng tốt bị suy giảm, ảnh hưởng đối với Tuế quân cũng vậy. Hợp Lộc cách: Nhật can là Mậu: Đặc điểm của cách này là Nhật can ngày sinh Mậu làm chủ, sinh nhằm giờ Canh Thân là hợp cách. Vì Mậu lấy Ất làm quan tinh. Canh hợp với Ất nằm trong Mão. Trong tứ trụ nếu có những chữ Giáp, Ất, Bính, Tỵ là bị hình hại, có các chữ Tý, Thân Bính thương khắc chữ Canh thời ảnh hưởng tốt giảm thiểu. Tuế quân và đại vận cũng vậy. 147 Đặc biệt cách này phải sinh vào mùa thu, mùa đông mới hoàn toàn tốt. Số của Lý Vũ Dực, mạng tuy gặp nhiều lộc (hợp lộc) nhưng niên can lộ ra chữ Bính, vận đến Ất Tỵ không hợp lại gặp chữ Bính nên mất chức. Sau đây là thơ tổng luận về hợp lộc cách: - Mậu nhật Canh Thân thời thượng phùng. (Nhật Can là Mậu, sinh nhằm giờ Canh Thân) - Như vô quan Ấn quý thu đông (Trong tứ trụ nếu không có quan Ấn sinh gặp mùa thu, đông) - Giáp Bính Mão Dậu vô kỵ hại (Không có Giáp, Bính và Mão Dậu thương hại) - Nhân sanh Tuế Phá phụ đồng cung (Rất sợ bị xung phá, Tuế Phá là xung lấy tứ trụ) Hợp lộc cách Nhật can là Quý Đặc điểm của cách này là lấy Nhật can là Quý làm chủ, sinh nhằm giờ Canh Thân là hợp cách. Sinh ngày Quý lấy Mậu làm quan tinh, mà Mậu nằm trong Tỵ, Tỵ hợp với Thân. Nếu trong tứ trụ có chữ Mậu và chữ Tỵ, tức là phá khắc giờ Thân, có chữ Bính thương khắc giờ Canh Thân, thời ảnh hưởng tốt giảm rất nhiều Tuế quân hay đại vận cũng vậy. Sau đây là bài thơ tổng luận về cách trên: 148 - Nhật can quý thủy thời Canh Thân (Nhật can là quý thủy sinh giờ Canh Thân. - Sinh tại thu đông phú quý nhân (Sinh vào mùa thu mùa đông thời được phú quý) - Đại kỵ Dần lại thương tú khí Rất kỵ có chi Dần làm đơn hại tú khí). - Nhược sinh xuân hạ, nhạ tai chuân (Nếu sinh vào mùa xuân, mùa hạ, dễ bị tai chuân). - Thời Ngộ Canh Thân, Quý nhật sinh (Sinh vào giờ Canh Thân, nhằm ngày quý). - Thử vị quan Ấn hợp quan tinh Đó là cách quan Ấn hợp với quan tinh - Bất phùng quan sát kiêm dương hỏa (Không gặp quan sát và chữ Bính) - Danh dự chiêu chương, bái tử thần (Danh dự nêu cao, lạy ở cung vua) Tý dao Tỵ cách: 149 Đặc điểm của Tý dao Tỵ cách là sinh ngày Giáp Tý và giờ Giáp Tý, lý do được giải thích như sau: Giáp lấy Tân làm quan tinh, trong Tý có chiếu quý thủy, quý hợp với Mậu nằm trong Tỵ, mà Mậu và Bính cùng có chung lộc tại Tỵ, Bính hợp với Tân, mà Tân lại chính là quan tinh của Giáp nằm tại Dậu. Như vậy, ngày Giáp Tý và giờ Giáp Tý đều được quan tinh, Tỵ Dậu Sửu tam hợp có quan lộc, vận hành đến quan vượng thời phá rất kỵ trong tứ trụ có chữ Canh là Thất sát của Giáp, chữ Tân là quan tinh và cả 3 chữ Thân Dậu Sửu làm dây ràng buộc khiến cho Tý không thể dao được. Nếu gặp chữ Ngọ xung chữ Tý thời ảnh hưởng giảm bớt, Tuế quân cũng vậy. Đặc biệt số của người thường dân trong tứ trụ có chữ Sửu, Sửu hợp với Tý, Sửu là sợi dây ràng buộc khiến cho Tý không thể giao với Tỵ, động với Bính và hợp với Tân, vì thế không quý hiển. Sau đây là bài thơ từng luận về cách trên. - Giáp Tý sinh phùng Giáp Tý thời. (Ngày Giáp Tý sinh nhằm giờ Giáp Tý) - Tý lại dao hợp Tỵ tung chi (Tý lại dao hợp với Mậu chứa trong Tỵ) - Mậu năng động Bính, Bính hợp Dần (Mậu làm động Bính, Bính hợp với Tân trong Dậu). - Giáp đắc Tân quan, quý khả tri (Giáp lấy Tân làm quan, được vậy số tất quý hiển) - Bất hỷ Canh Tân thâu Dậu xuất 150 (Không ưa những chữ Canh Tân Thân Dậu ló ra) - Sửu lai trương bạn diệc phi nghi (Gặp Sửu đến đến ràng buộc là điều không nên) - Cách vô ngục tự tương xung hại (Lại không có chữ Ngọ xung chữ Tý) - Vận nhập quan hương vận tất kỳ (Vận đến quan tinh là vận rất tốt). Sửu dao Tỵ cách: Đặc điểm của cách này là chỉ có hai ngày Tân Sửu và Quý Sửu (ngày sinh) và cần nhiều chữ Sửu trong tứ trụ. Lý do được giải thích như sau: - Cung Sửu đều có chứa Tân và Quý - Tân hợp với Bính nằm trong cung Tỵ (có lộc) - Quý hợp với Mậu nằm trong cung Tỵ (có lộc) Tân lấy Bính làm quan tinh, Quý lấy Mậu làm quan tinh và Bính Mậu đều gặp Lộc ở cung Tỵ. Điều cần thiết là trong tứ trụ rất cần nhiều chữ Sửu. Rất kỵ trong tứ trụ có chữ Tý, Tý là sợi dây trói buộc khiến Sửu không dao với Tỵ được. Trong tứ trụ nếu có 1 trong hai chữ Thân hay chữ Dậu là tốt nhất. Trái lại, nếu có các chữ Bính, Đinh hoặc Tỵ thời ảnh hưởng tốt giảm đi rất nhiều, vận gặp tuế quân cũng như đại vận đều không tốt. Riêng ngày Quý Sửu cũng kỵ gặp các chữ Mậu, chữ Kỵ, chữ Tỵ và chữ Đinh. Thơ tổng luận về cách này: 151 - Tân Nhật, Quý nhật cách phùng Sửu (Ngày Tân, ngày Quý gặp chi Sửu) - Danh vi dao Tỵ hợp quan tinh (Lấy tên là dao Tỵ hợp với quan tinh) - Mạc ngôn bất lập quan tinh vượng (Chớ cho rằng không có quan tinh vượng) - Thùy tín quan lai phản tác thành (Ai ngờ rằng chính quan tới để tác thành) Nhâm Kỵ long bối cách: Đặc điểm của cách này ngày sinh thuộc can Nhâm, nhật chi là Thìn, do đó mới lấy tên là “Nhâm cưỡi lưng rồng”. Trong tứ trụ có nhiều chữ Thìn là quý cách, nhiều chữ Dần và ít chữ Thìn là phú cách. Lý do được giải thích như sau: Sinh ngày Nhâm phải lấy Đinh làm tài tinh, lấy Kỷ làm quan tinh. Ngày Nhâm gặp Thìn, Thìn xung Tuất, trong Tuất có chứa Đinh, Mậu. Vậy ngày Nhâm Thìn được có tài quan (sát) mà Dần Ngọ Tuất tam hợp thành hỏa cục sinh co Đinh Hỏa và Mậu Thổ. Điều kiện cần thiết là chi có Thìn và Dậu, thân trong tứ trụ. Nếu có một Thìn và nhiều chữ Dần là phú cách, có một chữ Dần nhiều chữ Thìn là quý cách. Đặc biệt số của Vương Cự Phú Thìn ít, Dần nhiều nên trở thành đại phú. Sau đây là những bài thơ liên quan về cách trên: 152 - Nhâm kỵ long bối hỷ phi thường (Nhâm cưỡi lưng rồng là điều may mắn vô cùng). - Dần thiểu thừa đa chuyển phát sương (Dần ít Thìn nhiều thời tên tuổi vang lừng quý) - Đại kỵ quan tinh lại phá cách. (Rất kỵ quan tinh đến, cách bị phá). - Hình xung tu kiến thọ nguyên thương (Nếu gặp hình xun, sẽ bị tổn thọ) - Nhâm kỵ long bốc phạ quan cư (Nhâm cưỡi lưng rồng, rất sợ gặp quan tinh trong tứ trụ) - Trùng điệp phùng Thìn quý hữu dư (Chữ Thìn trùng điệp trong tứ trụ là phát quý) - Giả nhược Dần đa, Thìn tự thiểu (Nếu như nhiều chữ Dần, ít chữ Thìn) - Tu ưng cao phú tỷ Đào Chu (Số sẽ giàu lớn như ông Đào, ông Chu). - Nhâm Thìn nhật, hựu kiến thìn thì 153 (Ngày Nhâm Thìn lại gặp giờ Thìn) - Nhân nguyệt Thìn lai tối thị kỳ (Năm hoặc tráng lại gặp Thìn là kỳ cách). - Tứ trụ hưu phùng Dần vị thổ (Trong tứ trụ lại có Dần trong đó có Mậu Thổ) - Phát tài phát phúc lưỡng tương nghi (Phát tài phát phúc cả hai đều tốt). Tỉnh Lan xoa cách: Đặc điểm của Tỉnh Lan xoa cách là trong tứ trụ có 3 chữ Canh Thân, Canh Tý, Canh Thìn, riêng ngày sinh bắt buộc phải là Canh Tý. Tháng, năm, giờ phải xuất hiện hai chữ Thân và Thìn. Còn chữ Canh không nhất thiết phải có, nhưng nếu có thời càng tốt hơn. Tóm lại cách này đòi hỏi ngày sinh phải là Canh Tý, trong tứ trụ có Thân và Thìn để hợp thành toàn cục Thân Tý Thìn (thủy cục). Tuy nhiên, có một điểm nhỏ cần lưu ý: Nếu là giờ Bính Tý thời đó là Thiên quan (Canh lấy Bính làm Thiên quan) nếu là giờ Thân lại thuộc hợp lộc cách, không còn ý nghĩa của Tỉnh lan xoa cách. Đặc biệt cách này rất kỵ một trong ba chữ Dần Ngọ Tuất xuất hiện trong tứ trụ xung phá. Lý do là Canh lấy Đinh làm quan tinh, lấy toàn cục Thân Tý Thìn xung toàn cục Dần Ngọ Tuất như vậy ngày canh được quan tinh. Hành vận coi như được quan tinh chính khí, đi đến đông nam (Dần Mão Tỵ Ngọ) là tài vận và quan vận thời rất tốt. Đặc biệt trong tứ trụ có chữ Bính, chữ Tỵ thời ảnh hưởng tốt bị suy giảm, Tuế vận và đại vận cũng vậy. Tưởng cũng cần giải thích thêm về đặc ngữ tỉnh lan xoa. Riêng ngày canh hợp với Thân Tý Thìn là thủy cục, Thủy cục lại được Canh Kim sinh nên nước rất dồi dào, Thân Tý Thìn 154 lại tỏa ra ở tứ trụ, giống như chấn song của một chiếc cửa sổ. Do đó mới hình dung như cái giếng có hàng rào ngăn ở xung quanh (Tỉnh = giếng nước, Lan = lan can chấn song; Xoa hay thoa = chiếc thoa gài đầu có nhánh tỏa ra). Sau khi đã hiểu về những đặc điểm và ý nghĩa của đặc ngữ Tỉnh lan xoa cách, chúng ta có thể tìm hiểu thêm qua những lá số mẫu sau đây: Nhìn chung 3 lá số trên ta thấy có 3 giá trị khác nhau: - Lá số của Quách Thống Chí hoàn toàn đắc cách, tuyệt nhiên không có hành hỏa (quan tinh của Can) xuất hiện trong tứ trụ. - Lá số của một viên Hàn lâm đãi chiếu, năm sinh là Tỵ, trong Tỵ có chứa Bính Hỏa là sát của canh, nên kém tốt đẹp, chỉ là một chiếc hàn lâm nhỏ bé. - Lá số của Tống Đại Phu, sinh nhằm giờ Ngọ, trong Ngọ có chữ Đinh là quan tinh của Canh, nên tuế vận đến Ngọ, nguyên cục lại có chữ Ngọ, nên bị bãi chức. Điểm chủ yếu của cách này khi quan tinh là Hợi đã được Thân Tý Thìn (thủy cục) ám xung thời không nên xuất hiện trong tứ trụ, như vậy là bị phá cách, ảnh hưởng tốt giảm thiểu rất nhiều, cũng vì lý do trên, Kinh có nói rõ: Ngay Canh gặp toàn hành thuộc thủy cục (nhuận hạ) rất kỵ các chữ Đinh Quý Tỵ Ngọ xuất hiện ở giờ sinh, nếu gặp giờ Tý thời ảnh hưởng tốt giảm mất phân nửa. Sau đây là thơ tổng luận về Tỉnh lan xoa cách. - Canh nhật toàn phùng Thân, Tý, Thìn (Ngày Canh lại gặp các chi Thân, Tý, Thìn) - Tỉnh lan xoa cách chế quan tinh (Đó là tửu lan xoa cách ám xung quan tinh) 155 - Cục trung vô hỏa phương vi quý (Trong cục không có hành hỏa mới là quý) - Phá động đề cương phúc diệc hậu (Thân hay Thìn ở cột tháng tất được phúc) - Canh nhật Kỷ phùng toàn nhuận hạ (Ngày Canh rất thích gặp thủy cục). - Quý thần danh mục tỉnh lan xoa (Đó là quý cách lấy tên là tỉnh lan xoa) - Bính Đinh Tỵ Ngọ hiệu tương ngộ (Rất kỵ gặp mấy chữ Bính Đinh Tỵ Ngọ) - Thân Tý Thìn toàn quan nãi giai (Được đầy đủ Thân Tý Thìn công danh mới tốt) Quý Lộc cách: Đặc điểm của cách này can ngày sinh gặp Lộc ở chi giờ sinh. Ví dụ người sinh nhằm Can giáp vào giờ Dần. Như vậy Giáp gặp lộc ở Dần, trùng hợp này gọi là quy lộc cách. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là không nên có sự hiện diện của quan sát trong tứ trụ, nếu có thời lộc khó quy và coi như phá cách. Cách này sẽ đại phát khi vận hành được thân vượng, đến thực thương vận hoặc tài vận, rất kỵ bị xung phá. 156 Sau đây là bài thơ tổng luận về quy lộc cách: - Nhật lộc quy thời cách đối tường (Lộc của Can ngày quy vào giờ là cách rất tốt) - Phạ quan kiêm sát, hỷ thân cường. (Rất kỵ quan và sát, rất thích thân cường vượng) - Nhược kiến tỷ kim phân kiếp lộc (Nếu gặp Tỷ Kiên chia cướp mất lộc). - Hình xung phá hại cách nan đương (Gặp hình xung phá hại thật là khó đương). Lục âm triều dương cách: Đặc điểm của cách này là sinh nhằm ngày Tân, giờ Mậu Tý, lý do được giải thích như sau: Sinh ngày Tân lấy Bính làm quan tinh, nên rất đa Mậu Thổ, vì Mậu và Bính cùng nằm tại cung Tỵ, nên Mậu động đến Bính, như vậy Nhật can là Tân, thời can là Mậu, vô hình trung Tân được quan tinh. Còn chữ Tý đóng vai trò quan trọng vì lẽ Tý thủy dụng để xung Bính hỏa (ám cung) khiến quan tinh khởi động. Điều đáng chú ý là chỉ có một chữ Tý duy nhất là giờ sinh, nếu các cột khác cũng có chữ Tý thời ý nghĩa xung không còn nữa, Thủy đa hỏa diệt. Ngoài ra trong tứ trụ cũng rất có những chữ Bính, Đinh, Ngọ như vậy Tý phải xung nhiều hỏa quá, liều lượng bị phân tán, ảnh hưởng tốt bị suy giảm. Cách xoa đại vận cũng tương trị. 157 Thơ tổng luận về Lục âm triều dương cách - Tam phùng Mậu Tý đối tương nghi (Ngày Tân gặp gỡ Mậu Tý thật là đúng cách). - Danh lợi cao phàm chiết quế chi (Danh lợi có và thi đậu cao) - Tứ trụ thu sinh vô Hợi Tý (Sinh nhằm mùa thu, ngoài giờ Tý, trong tứ trụ không có Hợi Tý) - Vinh hoa phú quý chính vi kỳ (Số được vinh hoa phú quý) Về ý nghĩa Lục âm triều dương được giải thích như sau: Tân là âm can đến Hợi là tuyệt xứ của âm (Hợi là lục âm) giờ Tý là âm cực nhất dương sinh. Hợi xung Tỵ, Tỵ có chứa Bính và Mậu, mà Bính là quan của Tân, như vậy ám xung quan tinh, được nhất dương sinh là từ chỗ cực suy tắc sang chỗ thịnh và quan tinh ở thế ám xung nên ảnh hưởng rất tốt đến đường công danh. Hình hợp cách: Đặc điểm của Hình hợp cách: lấy Nhật can là quý làm chủ điểm và giờ sinh là Giáp Dần. Lý do được giải thích như sau: Nói đến Hình hợp tức trong cái hình gặp cái hợp. Sinh ngày Quý dĩ nhiên phải lấy Mậu làm quan tinh chính khí và cần gặp giờ Giáp Dần. Vì 158 lẽ Dần hình Tỵ, mà Mậu nằm trong Tỵ, Mậu kể như bị Dần hình, nhưng sinh ngày quý, quý hợp với Mậu, mà Mậu là quan tinh của Quý đồng thời Lộc của Mậu cũng nằm tại Tỵ (có quan và lộc). Điều đáng chú ý là chỉ có ngày quý và giờ Giáp Dần mới trúng cách. Giờ Canh Dần không trúng cách vì canh Kim hại Dần mộc, Dần không còn khả năng để hình Tỵ. Về vận hành Hình hợp cách cũng giống như Phi Thiên lộc mã cách. Đặc biệt trong tứ trụ rất kỵ có các chữ Mậu, chữ Tỵ, gặp trường hợp này, ảnh hưởng tốt bị suy giảm vì lẽ có chữ Mậu chữ Tỵ, thời Dần sẽ hành hai chữ này và không còn tác động ngầm đến Mậu là quan tinh của Quý nữa. Ngoài ra, trong tứ trụ rất kỵ chữ Canh Dần khắc thương chữ Giáp, kỵ chữ Thân xung phá chữ Dần, xem đại vận và tuế quân cũng dựa trên cơ sở đó. Hai lá số của Tiết Độ Sứ và Trần Lộ Phàn đều trúng Hình hợp cách. Riêng số của Phương Các Biện tuy là Hình hợp cách nhưng bị phá vì trong cột năm có chữ Canh khắc Giáp, chữ Thân xung Dần ở cột giờ, vì thế bị phá cách nên bị giáng chức. Thơ tổng luận về Hình hợp cách: - Quý nhật sinh nhân trị Giáp Dần (Sinh ngày Quý gặp giờ Giáp Dần) - Thử vì hình hợp cách vi chân (Đó là hình hợp và đúng là chân cách). - Nhược vệ Mậu Tuất Canh Thân (Nếu không gặp phải cái vận Mậu Tuất Canh Thân) 159 - Tiên thị phi kim đối tử nhân (Chắc chắn sẽ được đeo đai vàng mặc áo tía) - Âm thủy, Dần thời cách chính thanh (Ngày Quý, giờ Dần là cách thanh cao). - Hựu sầu canh khắc bất năng hình (Rất buồn gặp Canh khắc khiến Dần không thể hình) - Vận hành nhược bất phùng xã địa (Vận hành nếu không gặp chữ Tỵ) - Phương tắc thanh cao hữu lợi danh (Mới được thanh cao và có danh lợi) Củng lộc cách: Đặc điểm của củng lộc cách là dựa trên ngày sinh và giờ sinh, gồm có 5 ngày giờ sau đây là hợp cách. - Ngày Đinh Tỵ gặp giờ Đinh Mùi - Ngày Kỷ Mùi gặp giờ Kỷ Tỵ - Ngày Mậu Thìn gặp giờ Mậu Ngọ - Ngày Quý Sửu gặp giờ Quý Hợi 160 - Ngày Quý Hợi gặp giờ Quý Sửu Nhìn vào những ngày giờ kể trên, ta thấy có những đặc điểm: - Can ngày sinh và giờ sinh cùng giống nhau. - Chi giờ sinh cách nhau một cung (ngày Tỵ giờ Mùi cách cung Ngọ), ngày Thìn giờ Ngọ cách cung Tỵ. Nhưng cung giữa là vị trí lộc của can ngày và giờ sinh. Ví dụ: Ngày Đinh và giờ Đinh, Lộc của Đinh tại Ngọ, ngày Tỵ giờ Mùi được cách ngày giờ giáp Lộc. - Cách này chỉ có 5 ngày giờ và thuộc 4 can Đinh Kỷ Mậu Quý. Đến đây đã hiểu được thế nào là củng lộc cách. Ngay chữ Củng có nghĩa là khoanh tay đứng nhìn. Đã nói lên phần nào các đặc điểm trên. Ngày giờ sinh đứng canh Lộc hay nói cách khác là ngày giờ sinh lộc. Củng lộc cách rất kỵ những điểm sau đây: - Kỵ Điều thực: Điều thực có nghĩa lấp cho đầy. Ví dụ: Ngày Đinh Tỵ, giờ Đinh Mùi, Lộc ở Ngọ nên kỵ chữ, vì Ngọ điền vào chỗ trống. - Kỵ xung ngày sinh và giờ sinh. Ví dụ: ngày sinh Tỵ giờ Đinh Mùi kỵ hàng tứ trụ có chữ Hợi chữ Sửu, xung phá ngày giờ làm cho Tỵ Mùi không củng được Lộc. - Kỵ có những can khắc nhật can, Ví dụ: Nhật can là Đinh, tứ trụ có Quý thủy làm cho Đinh không củng được Lộc. Phạm vào những điều kỵ trên thời ảnh hưởng tốt bị giảm khá nhiều. Coi đại vận và tuế vận cũng tương tự như vậy. Kinh có câu: Củng lộc cũng quý, điều thuộc tắc hung. Sau đây là những lá số thuộc Củng lộc cách. 161 Thơ tổng luận về củng lộc cách: - Lưỡng bàn bản thân Tý thị ngã (Ngày giờ sinh cùng 1 can tức là tỷ của bản thân) - Củng tàng nhất vị hư trung hảo (Ngày giờ củng một vị trống ở giữa mới là tốt) - Chữ Kỷ điền thực kiến quan tinh (Rất Kỵ bị điền thực và gặp quan sát khắc Nhật can) - Cách kỵ quan tinh lai khắc phá (Gặp quan tinh phá thời hỏng việc). Củng quý cách: Đặc điểm của củng quý cách là can ngày sinh được Thiên Ất quý nhân đóng vừa là chủ của giờ sinh, năm sinh. Ví dụ: Sinh ngày Giáp, Quý Nhâm ở Sửu (xin coi lại đoạn nói về Thiên Ất quý nhân ở quyển II) mà sinh nhằm ngày Dần, giờ Tý. Nói tóm lại củng quý cách cũng tương tự như củng lộc cách, quý nhân đứng giữa và chi của ngày giờ sinh giáp hai bên. Về những điểm kỵ cũng tương tự như củng lộc cách: - Sợ hình xung - Sợ tứ trụ có quan xung trên hoặc thất sát Nếu phạm vào những điều kỵ kể trên khác ngày giờ không cũng được quý nhân. Xét đại vận và tuế quan cũng có chung ảnh hưởng. 162 Đặc biệt số của Phạm Độ Sự phạm vào điều kỵ là điền thực ở trong tứ trụ có chữ Sửu. Chữ hư là vị trí của Quý nhân, số này sau bị cách chức làm thường dân. Xét về đại vận và tuế vận cũng rất kỵ những năm điền thực, hình xung và vận quan sát. Đặc biệt chỉ có những người sinh nhằm ngày và giờ sau đây mới đúng Củng quý cách, có 6 ngày: - Ngày Giáp Dần gặp giờ Giáp Tý - Ngày Nhâm Tý gặp giờ Nhâm Dần - Ngày Giáp Thân gặp giờ Giáp Tuất - Ngày Mậu Thân gặp giờ Mậu Ngọ - Ngày Ất Mùi gặp giờ Ất Dậu - Ngày Tân Sửu gặp giờ Tân Mão Nhiều khi những sơ ý nên khi xem số cách này dễ bị quên sót. Vậy xin lưu ý ở một điều khi thấy giờ sinh và ngày sinh cách nhau một cung như Thân (Mùi = C) Ngọ, Mùi (Thân = C), Dậu, Tuất chú ý ngay đến việc an sao quý nhân xem sao này có nằm trong các cung kể trên hay không, nếu có là sẽ được củng quý cách. Đối với củng lộc cách cũng cần lưu ý như vậy. Ấn thụ cách: Cách này cần nhất được sinh vượng, Kỵ tử tuyệt, rất cần có quan tinh hiện diện trong tứ trụ mới hòa hảo. Ấn thụ xuất hiện trong cột tháng có ảnh hưởng rất quan trọng, đến quan vận tất nhiên phát, gặp tài vận phá ấn xấu. Tuế vận cũng vậy. Sau đây là những lá số thuộc ấn thụ cách. 163 Thơ tổng luận về Ấn thụ cách: - Hữu Ẩn vô tài quan phúc lai (Có Ấn không tài thời có công danh phúc lộc) - Hỷ phùng quan vị tướng lâm tài (Tài liệu photo không đọc được) - Chủ nhân năng quát, văn chương tú (Là người ăn nói cẩn thận, có tài văn chương) - Nhất cử đơn trì diệu đối lai (Thi đậu cao được vào sân rồng). Tạp khí ấn thụ cách: Những người sinh nhằm 4 tháng Thìn Tuất Sửu Mùi thường trúng cách này, vì chỉ có trí quý mới là những tháng chứa tạp khí. Nếu trong cột tháng có đủ tài, quan, ấn thời rất tốt, vì lẽ: tài sinh quan, quan sinh ấn, ấn sinh bản thân. Đặc biệt số của Cát Đãi Chiếu, ông ta xuất thân từ một đứa trẻ bán lược đồi mồi, mệnh thuộc tạp khí, nguyệt lệnh có Bính Đinh là hỏa làm Ấn thụ. Rất tiếc can giờ sinh là quý tài, tài phá ấn, rất kỵ vận haàh đến Hợi Tý Sửu. Tới vận Nhâm Thìn trải qua 6 năm không được toại nguyện, năm thứ 7 nhằm năm Mậu Tý, đúng ngày 28 tháng 2 là ngày Nhâm Tuất bị truất lộc. Đó là ý nghĩa câu “tham tài hoại ấn”. Đó là điểm đáng lưu tâm nhất trong Ấn thụ cách. Ngoài 18 can kể trên, sau đây là một số thuộc NGOẠI CÁCH. 164 Lục Nhâm xu Cấn Đặc điểm của cách này Nhật can là Nhâm gặp nhiều chữ Dần trong tứ trụ. Dần thuộc cung cấn, nên mới gọi là Lục Nhâm xu Cấn (cũng như Nhâm Kỵ long bối). Sinh ngày Nhâm tất nhiên dùng Kỷ làm quan tinh, dùng Tân làm Ấn thụ. Trong Dần có chứa chữ Giáp. Giáp hợp Kỷ, có chứa chữ Bính, Bính hợp với Tân, ý nghĩa chính của cách này là dựa trên can hợp. Đặc biệt rất kỵ hai chữ Thân và Ngọ trong tứ trụ vì lẽ Thân xung Dần, còn Ngọ có chứa chữ Đinh và Kỷ mà Đinh, Kỷ là tài và quan. Nguyên tắc căn bản là đã dùng hợp thời không nên có tài quan, ấn xuất hiện, vì như vậy là “điền thực”. Tóm lại cách này rất kỵ tài quan điền thực. Rất cần thân được cường vượng, Đại vận và tuế vận cũng vậy. Đặc biệt vận hành gặp chữ Thân thì bị phá hoại, gặp chữ Dần cũng không tốt. Nhâm gặp Lộc tại Hợi, Hợi hợp với Dần, vì vậy cách này được lộc ám hợp. Lục Giáp xu Càn: Đặc điểm của cách này là người sinh nhằm ngày Giáp, trong tứ trụ có nhiều chữ Hợi. Hợi là vị trí của cung Càn trong hậu Thiên bát quái, vì thế gọi là Lục giáp xu càn. Nếu gặp quan sát trong tứ trụ là không trúng cách. Người sinh ngày Giáp, tứ trụ có nhiều chữ Hợi, Hợi là Thiên môn, và cũng là ngôi bắc cực. Giáp mộc nhờ đó mà sinh trưởng. Nói chung, người sinh ngày Giáp gặp nhiều chữ Hợi là phú quý. Tuy nhiên rất kỵ bị Tỵ xung, nếu trong tứ trụ có chữ Tỵ là bị phá cách. Ngoài ra, còn một ý nghĩa khác, Giáp lộc tại Dần, Dần hợp với Hợi, Hợi còn là hợp lộc của Giáp, vì thế cách này được phú quý. Rất kỵ tài tinh và 2 chữ Dần, Tỵ. Còn Đại vận và tuế vận cùng một ý nghĩa. Lá số trên có đặc điểm là ngoài hai chữ Hợi Tý, hai cung Thìn Sửu cũng đều chứa quý 165 thủy, giáp được sinh nhiều rất tốt. Thơ tổng luận về Lục giáp xu càn cách: - Giáp nhật sinh nhân kỷ hợi thì (Người sinh ngày Giáp gặp giờ Hợi rất tốt) - Xu can vi cách chính tương nghi (Đó đúng là cách lục giáp xu càn) - Tài quan tuế vận như vô kiến (Đại vận, tuế vận nếu không gặp tài quan) - Quản thủ thanh danh bạt phương trời (Có được tên tuổi ở triều đình) Câu Trần đắc vị cách: Câu Trần là vị trí của Mậu và Kỷ. Cách này chủ yếu là lấy Nhật can Mậu Kỷ làm cơ sở. Hành Thổ (Mậu Kỷ) lấy Mộc làm quan tinh, lấy thủy làm tài tinh. Hợi Mão Mùi hợp thành mộc cục, Thân Tý Thìn hợp thành thủy cục. Trong tứ trụ có được một trong hai cục này là tốt. Rất kỵ bị hình xung và sát vượng dễ sinh tai họa. Xét về đại vượng và tuế vận cùng chung 1 ý nghĩa. Sinh nhằm 6 ngày sau đây là chủ yếu: Mậu Dần, Mậu Tý, Mậu Thân, Kỷ Mão, Kỷ Hợi, Kỷ Mùi. Thơ tổng luận về Câu Trần đắc vị cách: 166 - Mậu Kỷ Câu Trần đắc cục thanh (Mậu Kỷ Câu Trần được cách thanh cao) - Tài quan tương ngộ lưỡng phân minh (Gặp cả tài và quan rất rõ ràng) - Giả hinh tiếc vận vô xung hại (Ví thử tuế vận, đại vận không gặp xung hại) - Phú quý song toàn hưởng thái bình (Được phú quý song toàn, hưởng thái bình) Huyền vũ dương quyền cách: Câu Trần là vị trí của Nhâm và Quý. Đặc điểm của cách này là sinh nhằm hai ngày Nhâm Quý Hành thủy (Nhâm Quý) lấy hỏa làm tài, lấy thổ làm quan tinh. Dần Ngọ Tuất hợp thành hỏa cục là tài tinh. Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc hành thổ làm quan tinh. Điều kiện chính là sinh nhằm sáu ngày Nhâm Ngọ, Nhâm Tuất, Nhâm Dần, Quý Tỵ, Quý Mùi, Quý Sửu. Rất kỵ hình xung và thân suy nhược. Nhâm Quý thuộc thủy gọi là Huyền vũ gặp được hỏa cục gọi là Đương quyền. Cách này hoàn toàn dựa trên dịch lý và dựa trên cơ sở “Thủy hỏa ký tế” là 1 quả trong kinh dịch. Mọi vật sinh thành đều do ý nghĩa thủy hóa ký tế. Được cách này, người bẩm sinh tính cách ôn hòa, có trí tuệ, thể mạo đường hoàng, sắc mặt hơi đỏ, có uy nhưng không dữ tợn, gặp hình xung, hoặc tuế vận hình xung thời bất lợi. 167 Thơ tổng luận Huyền Vũ đương quyền cách: - Nhâm quý sanh vi Huyền vũ thần (Nhâm Quý lấy tên là Huyền Vũ Thần) - Tài quan lưỡng hiện thủy thành chân (Tài quan đều hiện mới là đúng cách) - Cục vô xung phá đương triều quý (Cục không gặp xung phá, được quý hiển ở triều đình) - Phụ tá hoàng gia nhất lão thần (Đó là số một vị lão thần giúp nhà vua). Viên Thượng cách: Theo nghĩa thông thường, chữ Viên kết hợp bởi hai chữ hỏa là lửa bốc cháy có ngọn. Viên thường có nghĩa chung thế lửa rất mạnh bốc lên nghi ngút. Đặc điểm của Viên thượng cách: Nhật chư củng như các hành trong tứ trụ thuộc hỏa nhiều như có nhiều chữ Tỵ, Ngọ, Mùi (hỏa phương) hoặc Dần Ngọ Tuất (hỏa cục). Ví dụ ngày sinh là Bính, Đinh mà trong tứ trụ có đủ ba chữ Tỵ Ngọ Mùi hoặc Tỵ Dậu Sửu. Cách này rất kỵ hành thủy và hành kim. Vận hành đông phương Dần Mão rất tốt, Thân cần được vượng, kỵ xung, xét đại vận và tuế vận cũng vậy. Viên thường có nghĩa thế của Hỏa rất mạnh, lại gặp hỏa cục, tất nhiên thành thế. Hỏa tượng trưng cho sự sáng sủa văn minh. Gặp cách này thường được quý hiển, không phải số tầm thường. 168 Lá số của Trương Thái Bảo thuộc Viên thượng cách, năm tháng ngày giờ sinh đều thuộc Nam phương hỏa. Can Bính sinh tháng Tỵ gặp Lộc, làm quan đến chức Thái Bảo. Thơ tổng luận về Viên Thượng Cách - Hỏa đa viên thượng khí xung thiên (Hỏa nhiều lửa cháy, khí ngất trời) - Chỉ thử vô xâm phú quý toàn (Chỉ có vậy không bị xâm phá, được phú quý song toàn) - Nhất lộ đông phương hành vận hảo (Vận hành đông phương Dần Mão Thìn rất tốt) - Kim quan đầu đính đới yêu huyền (Đầu đội mũ kim quan, lưng đeo đai) Nhuận hạ cách: Tương phản với Viên Thượng cách, Nhuận hạ cách theo nghĩa thông thường, nhuận là tưới nước, thấm nhuận qua nghĩa thông thường, ta hiểu ngay cách này thiên về thủy. Đặc điểm của cách này: Nhật chủ thuộc thủy, các hành trong tứ trụ thuộc thủy nhiều như: Hợi, Tý, Sửu hợp thành Thủy phương hoặc Thân Tý Thìn hợp thành thủy cục. Ví dụ sinh ngày Nhâm, Quý trong tứ trụ có đủ 3 chữ Thân Tý Thìn hoặc Hợi Tỵ Sửu. Cách này rất kỵ Thìn Tuất Sửu Mùi là quan tinh và Dần Mão là thực thương, kỵ xung khắc. Vận hành gặp Kim và Thủy rất phát đạt. 169 Số này sinh ngày Nhâm, được cả Thân Tý Thìn hợp thành thủy cục, lại gồm cả Hợi và Tý là giang sơn của thủy, được Canh và Tân sinh Nhâm. Thủy hết sức cường vượng. Nên phúc lộc dồi dào, số đại phú quý. Thế nào là nhuận hạ? Thiên can địa chi đều thuộc thủy giống như sông hồ tràn ngập khắp nơi. Gặp cách này là người thanh nhã, có độ lượng, gặp Thổ vận, mọi việc trì trệ, sinh nhằm mùa đông thời số rất thọ. Thơ tổng luận về Nhuận hạ cách: - Nhâm Quý sinh lâm thủy cục trung (Sinh ngày Nhâm, Quý gặp được thủy cục trong tứ trụ) - Uông dương nhất hội hướng mùa đông (Tràn đầy như nước chảy về đông). - Nhược nhiên bất ngộ đề phùng thổ (Tuy nhiên nên đề phòng vận thổ) - Kim tử vinh thân vị chí công (Không bị thổ khắc, tất nhiên vinh hoa đến tước công). Tòng cách cách: (Còn có tên là ấm tòng cách) Đặc điểm của cách này là sinh nhằm hai ngày Canh Tân hàng tứ trụ, lại xuất hiện Tỵ Dậu Sửu (Kim cục) hoặc Thân Dậu Tuất (kim phương). Rất kỵ Nam phương hỏa vận, gặp Canh Tân là vượng vận. Gặp Hợi Mão Mùi (Mộc cục) thì suy nhược và gọi là Kim mộc giám cách (ngăn trở). Danh trì tòng cách phát xuất từ ý nghĩa đó. Cách này rất kỵ các vận hình xung phá Khố. Đại vận và tuế vận cũng vậy. 170 Sau đây là số của Trương Tổng Trấn Đặc biệt số này Nhật chủ là Canh, địa chi là Thân, mệnh tọa lộc. Trong tứ trụ có đầy đủ Thân Dậu Tuất (Kim phương), sinh tháng Mậu được thổ sinh kim, Kim càng vượng, vì thế trong tay nắm nhiều binh quyền. Thơ tổng luận về Tòng cách cách - Thu nguyệt Kim cư tòng đầu khán (Đầu tiên xem tháng sinh có thuộc mùa thu không). - Danh vi tòng cách tiện tương hoan: (Lấy tú là tòng cách thật đáng vui mừng) - Ngoại vô Viêm đế lai lâm hại (Nếu tứ trụ không có hỏa khắc hại) - Đinh tác dương triều tể tướng quan (Chắc chắn là số làm đến tể tướng). Giá sắc cách: Giả sử theo nghĩa thông thường là cấy gặt. Cách này rất kỵ Đông Bắc (thủy mộc), nói về thời gian là Đông xuân. Mùa này là mùa gặt lúa rồi cấy mạ, do đó mượn ý nghĩa để đặt tên cho cách cục. Chủ yếu của cách này là hành Thổ. Nhật can nhằm hai ngày Mậu, Kỷ, trong tứ trụ có đủ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Rất kỵ đông phương quan vận và bắc phương đại vận. Sau đây là số của Trương Chân Nhân: Cách này được đầy đủ Thìn Tuất Sửu Mùi, có Quý thủy làm tài không bị Mộc khắc, nên 171 được hưởng phúc. Mạng này thich gặpTây Nam, kỵ Đông bắc. Cũng vì lẽ đó mới gọi là giá sắc cách. Hoàn toàn thuộc thổ, dày công tài bồi, được cách này là người rất thủ tín, người đầy đặn, lòng trung hậu. Làm giàu thọ can trường đạo nghĩa, số được hưởng phú quý. Thơ tổng luận về giá sắc cách: - Mậu Kỷ sinh cư trí quý trung (Nhật can Mậu Kỷ gặp được tứ quý) - Thìn Tuất Sửu Mùi yếu toàn xung (Được đầy đủ trí xung Thìn Tuất Sửu Mùi) - Cách lâm tài địa, hiền quan tiểu (Vận tới tài hay quan là không tốt) - Vận đáo đông phương định hữu trung (Vận đến đông phương Dần Mão - thời hung tai). Khúc trực cách: Theo nghĩa thông thường Khúc là cong, trực là thẳng thắn, đó là hình dung của loài cây. Đặc điểm của hành này lấy Mộc làm căn bản. Nhật can là Giáp Ất, địa chi trong tứ trụ đều là Hợi Mão Mùi (mộc cục) hoặc Dần Mão Thìn (mộc phương) là hợp cách. Trong tứ trụ rất kỵ có hành Kim xuất hiện, vì gặp Cách Tân tuế là có quan sát nên không cần gọi là giá sắc cánh. Vận hành gặp phương Bắc (Hợi Tý Sửu) rất phát đạt nhờ thủy sinh mộc. Người có cách này là người nhân hậu vì mộc tượng trưng cho lòng nhân ái. Vận hành kỵ tây phương. Số của Lý Tổng Bình: 172 Thơ tổng luận về khúc trực cách: - Giáp Ất sinh Nhâm Dần Mão Thìn (Người sinh ngày Giáp Ất gặp Dần Mão Thìn) - Hợi Mão Mùi hiền Bạch đế (Có Hợi Mão Mùi, rất hiếm hành Kim). - Bắt tòng mộc loại chính vi kỳ (Không phải là theo mộc, đó là kỳ cách) - Đắc thử thanh cao nhân tuổi thọ (Số được thanh cao, hưởng tuổi thọ) Nhật đức tú khí cách: Chủ điểm của cách này được Thiên can có ba chữ Ất, địa chi được đầy đủ ba chữ Tỵ, Dậu, Sửu. Lại được những ngày Bính Tý, Nhâm Tý, Tân Mão, Đinh Dậu là tứ khí, rất kỵ xung khắc, đại vận cũng vậy. Phúc đức cách: Đặc điểm của cách này là sinh ngày Kỷ Sửu, địa chi có đủ Tỵ, Dậu Sửu là hợp cách. Kỵ hỏa hương, quan hương, sợ bị xung phá. Ngoài ra, phúc đức cách không phải chỉ dành riêng cho Kỷ Thổ, ngũ âm (năm Can âm) cũng có cách này: - Âm Thổ: Kỷ Tỵ, Kỷ Dậu, Kỷ Sửu 173 - Âm Hỏa: Đinh Tỵ, Đinh Dậu, Đinh Sửu. - Âm Mộc: Ất Tỵ, Ất Dậu, Ất Sửu - Âm Thủy: Quý Tỵ, Quý Dậu, Quý Sửu - Âm Kim: Tân Tỵ, Tân Dậu, Tân Sửu. Thơ tổng luận về phúc đức cách: - Âm thổ phùng xà, kê dữ ngưu vi (Âm thổ gặp Tỵ, Dậu, Sửu) - Danh vi phúc đức hiệu tỳ hưu (Bên là phúc đức cách gọi là tỳ hưu). - Tú khí hỏa lai tương khắc phá (Tú khí mà bị hỏa đến khắc phá) - Tu giao danh lợi nhất thời hưu (Khiến mà danh lợi trên tan trong một phút). Khí mệnh tài ấn cách: Khí mệnh tòng tài có nghĩa là bỏ mệnh đi theo tài, đó là đặc điểm của cách này: Ngày sinh là Ất, lấy thổ làm tài, trong tứ trụ xuất hiện toàn những chi Thìn Tuất Sửu Mùi như vậy. Thổ quá vượng, nhìn trước nhìn sau. Ất mộc không còn chỗ dựa (chỗ dựa như được Tý Hợi sinh, được Dần Mão phù trợ) vì thế phải nương theo chỗ vượng mà sống. 174 Gặp cách này, là người mất hết khả năng tự chủ, cuộc sống phải nương dựa vào kẻ khác. Số này thường sợ vợ hoặc phải làm con nuôi, gửi rễ. Tài cũng là thê, không chỗ nương thân, số ăn nhờ vợ. Thơ tổng luận về khí mệnh tòng tài cách - Nhật chủ vô căn tài hóa trọng (Nhật chủ không gốc rễ mà tài lại nhiều) - Toàn bằng tài ấn vượng Thân cung (Phải nương tựa vào tài hoặc Ấn thân mới vượng) - Vận sinh tất chủ hung gia nghiệp (Gặp vận sinh cho mệnh thời nội cơ đồ) - Phá ấn phân phân, tổng thị không (Gặp tài vận phá ấn thì mọi việc hóa ra không). Thương quan sinh tài cách: Sinh ngày Ất trong tứ trụ xuất hiện đầy đủ 3 chi Dần Ngọ Tuất (Hỏa cục) Ất mộc sinh cho hỏa cục, nên gọi là Thương quan. Lấy Mậu Kỷ làm tài (Hỏa sinh thổ), rất cần tài vận gặp hình hỏa, Thân cần được vượng. Nên kỵ gặp quan vận, kỵ hình xung. Kinh có câu bàn về cách này; Thương quan tài cách mà gặp Sát thời số không què thì mù, nếu không có hành nào chế phục sát. Cho nên gặp sát rất nguy, Tuy nhiên, nếu sát được chế phục thời lại hóa ra tốt mà được quý hiển. 175 Khí mệnh tòng sát cách: Bỏ mệnh mà theo sát đó là đặc điểm của cách này, như sinh ngày Ất, trong tứ trụ có toàn cục Tỵ Dậu Sửu lại không có chế phục. Mệnh suy nhược vô khí, đành phải đem thân theo sát. Cách này cần đi đến sát vận vượng và tài vận. Rất kỵ nhật chủ có gốc rễ hoặc Tỷ kiên vận. Gốc rễ đây ý nói Mệnh chủ là Ất mộc, vận gặp Dần Mão không tốt. Thương quan đới Sát cách: Đặc điểm của cách này là Nhật can sinh địa chi hợp thành cục, đó là nghĩa thương quan, đới sách là trong tứ trụ có can khắc Nhật can. Ví dụ: Nhật can là Ất, trong tứ trụ có đầy đủ Dần Ngọ Tuất (Hỏa cục) được Ất mộc sinh đó là Thương quan. Trên hàng can năm tháng giờ có chữ Can hoặc Tân là Sát của Ất. Như vậy gọi là Thương quan đới sát. Ất nhờ Canh Tân mà có quyền và được hỏa chế phục. Vì vậy mà phát phúc, rất cần gặp vượng vận, rất kỵ tài. Cần được khí hùng hòa mới tốt. Lý do kỵ tài vận được giải thích như sau: Tài do ta khắc (bị ám khí) tài bị sinh sát. Sát khắc bản thân. Nhật chủ bị hại mũi công phá. Cách này rất cần đi đến vận phù trợ cho thân vì lẽ bị sát khắc chế, bản thân cần cường vượng để sử dụng quyền hình. Tuế đức phù sát cách: Đặc điểm của cách này là dựa trên mối tương quan giữa năm và ngày sinh. Tuế can khắc Nhật can là quan sát. Ví dụ: Sinh ngày Giáp mà tuế can là Canh Tuế coi như quân vương, nhật can là bày tôi. Trường hợp này ví như bày tôi, được lợi của quân minh, mà sử dụng quyền hành. Ngoài ra, cột nằm tượng trưng cho tổ tiên. Còn ngày là Dần Thân. Nếu Thất sát có chế phục thời tổ tiên có chức phận. 176 Tuế đức phù tài cách: Cũng tương tự như tuế đắc phù sát cách, Tuế đắc phù tài cũng dựa trên mối tương quan giữa năm sinh và ngày sinh. Tuế can bị Nhật can khắc và coi là tài tinh. Ví dụ ngày sinh là Giáp, Tuế can là Mậu Kỷ, nếu tài và mệnh đều có khí, thời số này được hưởng tài sản của tổ tiên. Tuy nhiên, thân cần phải vượng, nếu thân nhược thời dù cơ nghiệp có để lại cũng phá sản. Giáp Khâu Cách: (Cũng có tên là củng tài cách) Theo nghĩa thông thường, Khâu là gò đống. Giáp Mộc lấy Kỷ Thổ làm tài khố. Ngày Ất Mão và Đinh Tỵ, ngày Giáp Ngọ giờ Nhâm Thân, ngày Quý Dậu giờ Quý Hợi đều thuộc Giáp khâu cách. Nói chung các cách hư củng như củng quý, củng lộc hay củng tài (giáp khâu) đều rất kỵ điền thực và bị một chi khác hợp, làm mất ý nghĩa của chữ củng. Đặc biệt rất cần nhật chủ tự vượng, gặp tài vận vượng đều tốt. Đặc biệt số của Kim Thừa tướng, mệnh tùy được giáp tài, nhưng cột năm lại có chữ Tuất, đó là bị điền thực là không tốt. Thơ tổng luận về giáp khâu cách: - Giáp khâu chi cách thiểu nhân tri (Cách giáp khâu người lời ít biết) Củng giáp hưu diện mộ khố trung (Củng giáp rất kỵ điền thực mộ khố) - Bát phạm trụ trung quan sát vị 177 (Nếu trong tứ trụ không bị quan sát xâm phạm) - tài liệu mờ Lưỡng can bất tạp cách: Đặc điểm của cách này là trong tứ trụ chỉ có hai can cùng một hành không bị pha tạp. Như Giáp với Ất; Bính với Đinh... Đó là ý nghĩa chữ bất tạp, năm tháng ngày giờ sinh chỉ có 2 can đồng hành, giữ được tính chất thuần nhất. Cách này còn được niệm danh là lưỡng can biên châu cách. Kinh có câu: Hai can không bị hỗn tạp, chắc chắn là cuộc đời danh lợi được trọn vẹn. Một điểm cần lưu ý là ngũ hành đây hoàn toàn dựa trên nạp âm chủ khảm tách can chi riêng để xác định ngũ hành theo mô thức trên: Giáp Tỷ nạp âm là Kim, Mậu Thân nạp âm là Thổ... Hai cách trên không còn giữ nguyên tắc thông thường như tài, quan, ấn, thụ... Trái lại, hoàn toàn dựa theo nguyên tắc sinh hóa bất tuyệt, như thổ sinh kim, kim sinh thủy... hết rồi trở lại tuần hòan bất tuyệt. Được cách này thế gian hiếm có. Sau đây có 3 cách, đặc biệt đều là quy cách: Chi thần nhất tự cách: Đặc điểm của cách này trong tứ trụ, 4 chi, (tài liệu photo mờ) - Thiên nguyên nhất tự cách. Đặc điểm của cách này trong tứ trụ, 4 can đều đồng nhất. 178 - Phụng hoàng trì cách: Đặc điểm của cách này cả 4 can chi đều đồng nhất. (còn tiếp)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.